CANADA VẪY GỌI SINH VIÊN QUỐC TẾ BẰNG LỘ TRÌNH CHO NHẬP TỊCH

Tháng 11-2016, chính phủ liên bang đã thay đổi hệ thống chọn lựa di dân bằng điện tử, gọi là Nhập cư Nhanh (Express Entry),

để giúp sinh viên quốc tế dễ dàng trở thành công dân hơn. Và một dự luật đang chờ Thượng viện thông qua sẽ khôi phục quy định tính một nửa thời gian học tập của sinh viên ở Canada vào thời gian cư trú bắt buộc phải có trước khi xin nhập tịch.

du_hoc_canada_01
Abdullah Mamun, một sinh viên từ Bangladesh, tại Cao đẳng Bắc Đại Tây Dương ở St. John’s. (Ảnh: Andrew Testa / The New York Times)
Tại trường Cao đẳng Bắc Đại Tây Dương ở St. John’s, Newfoundland, một phụ nữ trẻ Trung Quốc đứng bàn về tương lai của mình với hai sinh viên cùng trường, một người đàn ông Bangladesh và một phụ nữ Hàn Quốc, giữa một dòng chủ yếu những cư dân Newfoundland da nhạt mặc áo khoác lông và áo ấm có mũ trùm đầu đang đổ tới các lớp học.

Fei Jie, từ tỉnh Sơn Đông ở miền đông Trung Quốc, nói, “Môi trường ở đây quá tốt, nên tôi nghĩ mình sẽ ở lại vì sức khỏe của mình.” Hai sinh viên kia nói họ cũng đang chuẩn bị ở lại Canada sau khi tốt nghiệp, và cuối cùng sẽ thành công dân Canada.

Lộ trình của họ chẳng hề tình cờ. Họ là ba trong hàng trăm ngàn sinh viên quốc tế du học ở Canada hiện nay, một phần trong chiến lược của chính phủ nhằm tái định hình cơ cấu dân số của Canada bằng cách sàng lọc người lao động có học vấn, có kỹ năng thông qua hệ thống cao đẳng và đại học. Đó là một giải pháp cho dân số lão hóa và tỷ lệ sinh sản đang giảm của Canada, và một nỗ lực để tăng cơ sở đánh thuế của quốc gia.

Tháng 11-2016, chính phủ liên bang đã thay đổi hệ thống chọn lựa di dân bằng điện tử, gọi là Nhập cư Nhanh (Express Entry), để giúp sinh viên quốc tế dễ dàng trở thành công dân hơn. Và một dự luật đang chờ Thượng viện thông qua sẽ khôi phục quy định tính một nửa thời gian học tập của sinh viên ở Canada vào thời gian cư trú bắt buộc phải có trước khi xin nhập tịch.

Canada cần di dân có tài năng để bổ sung dân số lão hóa, dàn trải mỏng. Theo Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada, di dân hiện đã chiếm 75 phần trăm trong mức tăng ròng hàng năm về lực lượng lao động của quốc gia và dự kiến sẽ chiếm 100 phần trăm trong vòng 10 năm tới.

Chiến lược này, dựa trên một xu hướng trong một thập niên qua và được chính thức đưa ra vào năm 2014, dường như đang có tác dụng. Trong niên khóa 2015-16, số sinh viên quốc tế du học ở Canada tăng 8 phần trăm lên tới hơn 350.000 — xấp xỉ 1 phần trăm dân số của Canada. Số sinh viên quốc tế du học ở Mỹ chưa tới một phần ba của 1 phần trăm dân số.

Canada kỳ vọng sẽ có gần nửa triệu sinh viên quốc tế du học tại đây trong vòng 10 năm nữa. Và hơn một nửa sinh viên quốc tế hy vọng ở lại và trở thành công dân Canada, theo một khảo sát của Hội đồng Giáo dục Quốc tế Canada, một hiệp hội của các tổ chức giáo dục.

Karen McBride, phó chủ tịch của hội đồng này, nói, “Tất cả những nền tảng đã có sẵn, chỉ riêng về mặt tiếng tăm của hệ thống giáo dục của chúng tôi về chất lượng, danh tiếng của Canada là quốc gia khoan dung và an toàn, chi phí học hành dễ kham ở Canada và các cơ hội mà Canada tạo cho sinh viên quốc tế  để được chào đón trên cơ sở lâu dài hơn.”

du_hoc_canada_02 du hoc canada 02
Eun Young, một sinh viên từ Hàn Quốc, tại Cao đẳng Bắc Đại Tây Dương ở St. John’s. (Ảnh: Andrew Testa / The New York Times)

Việc quốc tế hóa giáo dục Canada hứa hẹn có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài tới nước này, gắn kết Canada với các quốc gia và văn hóa khác thông qua các mối quan hệ gia đình và những góc nhìn rộng hơn của những sinh viên quốc tế trở thành công dân và có thể thậm chí vươn lên nắm giữ các vị trí quyền lực quốc gia. Ví dụ, bộ trưởng di trú mới của Canada [dân biểu Ahmed Hussen] là một di dân tị nạn từ Somali và lấy bằng luật ở Đại học Ottawa.

Nhưng chiến lược này cũng có thể dẫn tới những căng thẳng tương tự như đã thấy ở Mỹ và Châu Âu khi cơ cấu xã hội Canada tiến hóa và những thành phần kém học vấn hơn của lực lượng lao động chủ yếu da trắng cảm thấy bị gạt ra ngoài lề. Kể từ đầu thập niên 1970, khi Canada chấp nhận đa văn hóa, tỷ lệ của các nhóm được gọi là “sắc dân thiểu số nổi bật” (“visible minorities”) đã tăng vọt lên tới 20 phần trăm dân số.

Thống kê Canada, cơ quan thống kê dân số của Canada, tiên đoán rằng tới năm 2030 con số này sẽ đạt tới gần 30 phần trăm. Các sắc dân không phải da trắng sẽ chiếm đa số dân số ở Toronto và Vancouver. Tới nay, người Canada đã có thái độ hết sức bình thản đối với dòng người nhập cư, một trong những tỷ lệ di dân bình quân đầu người cao nhất trong các nước đã phát triển. Tuy các cuộc thăm dò dư luận cho thấy có sự gia tăng dần dần về mối lo ngại đối với dòng di dân mới tới, chủ yếu liên quan tới những người tị nạn Syria không có kỹ năng, Canada nhìn tổng thể vẫn hoan nghênh người bên ngoài.

Nhưng sinh viên không phải người Canada hiện đang lấn át sinh viên nội địa tại một số trong những trường tốt nhất quốc gia. Sinh viên quốc tế tại Đại học McGill ở Montreal chiếm một phần tư trong tổng số ghi danh. Ở British Columbia, nơi sinh viên ngoại quốc chiếm 18 phần trăm tổng số ghi danh, người dân ở tỉnh bang này đang bắt đầu phàn nàn rằng dân sở tại đang bị phớt lờ để thiên vị những sinh viên ngoại quốc đóng học phí cao hơn.

Đại học British Columbia đã gây tranh cãi với kế hoạch chi tiêu 127 triệu đô-la Canada (khoảng 95 triệu đô-la Mỹ) để xây một trường, Cao đẳng Vantage, cho những sinh viên quốc tế — chủ yếu người Trung Quốc — cần trau dồi tiếng Anh trước khi nhập học ở đại học này. Những căng thẳng tương tự đã làm đau đầu những trường ở Mỹ ngày càng dựa vào học phí từ sinh viên quốc tế để cân bằng ngân sách của mình. Sinh viên quốc tế thường đóng tiền nhiều hơn sinh viên nội địa, và nhiều người, nhất là từ Trung Quốc, xuất thân từ các gia đình giàu có thiết tha tìm được chỗ nhón chân vào Bắc Mỹ. Tiền thu được những sinh viên này giúp trợ cấp giáo dục cho sinh viên nội địa, nhưng cũng gây biến dạng nền kinh tế nội địa.

du_hoc_canada_03 du hoc canada 03
Jack Wu và vợ mất hai năm rưỡi cho quá trình từ sinh viên thành công dân. (Ảnh: Andrew Testa / The New York Times)

Và khoảng một nửa sinh viên tới Canada dụ học là từ Trung Quốc, và chính phủ thậm chí còn muốn thêm nữa. Cựu bộ trưởng di trú John McCallum, vừa được bổ nhiệm đại sứ ở Trung Quốc, đã gặp các quan chức Trung Quốc hồi tháng 8, hy vọng tăng gấp đôi hay thậm chí gấp ba số trung tâm cấp chiếu khán (visa) Canada ở Trung Quốc đại lục từ 4 trung tâm hiện có ở nước này, không tính Hong Kong.

Amit Chakma, hiệu trưởng Đại học Western Ontario từng đứng đầu một ban cố vấn chính phủ năm 2012 có nhiệm vụ xây dựng phần cốt lõi trong chiến lược của chính phủ, nói còn nhiều năng lực ở các tổ chức giáo dục nhỏ hơn, có chất lượng cao ở Canada mà đang gặp khó khăn trong việc tuyển sinh cho đủ sĩ số do số hồ sơ xin nhập học từ các học sinh tốt nghiệp trung học giảm xuống.

Thực vậy, không chỉ các thành phố lớn đang thu hút học sinh sinh viên từ nước ngoài. Các trường trung học, cao đẳng và đại học trên khắp nước đang tiếp nhận dòng học sinh sinh viên quốc tế lũ lượt đổ tới. Nơi có tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất trong năm qua là Prince Edward Island, tỉnh bang nhỏ nhất Canada. Trong khi đó trang mạng của trường Cao đẳng Yukon đã được dịch sang tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Bồ Đào Nha.

Ngay cả miền trung rộng lớn của Canada cũng đang nhận được phần xứng đáng của mình. Ví dụ, Viện Khoa học và Kỹ thuật Ứng dụng Saskatchewan ở Regina đã mở rộng chương trình IELTS để đáp ứng nhu cầu, đã tăng gấp đôi, của những người nước ngoài cần thi đậu kỳ kiểm tra trình độ tiếng Anh để đủ tiêu chuẩn xin nhập cư.

Jack Wu, từ Trung Quốc, quản lý việc thiết kế các hệ thống bảo vệ mạch điện cho các đường truyền thủy điện. Ông học tại Cao đẳng Bắc Đại Tây Dương ở St. John’s trước khi lấy bằng kỹ thuật điện tại Đại học Lakehead ở Ontario vào năm 2005. Ông và vợ đã nhập cư theo một chương trình tỉnh bang dành cho những người đã học ở Newfoundland and Labrador. Quá trình từ sinh viên thành công dân của họ mất khoảng hai năm rưỡi. Ngồi trong một tiệm Tim Hortons, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đặc trưng của Canada, ông Wu hãnh diện nói, “Các con gái của chúng tôi sinh ra ở đây. Chúng là người Newfoundlander.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook