Để chuẩn bị tốt cho hành trình đi tới một đất nước xa lạ để sống, học tập và sinh hoạt trong khoảng thời gian dài xa vắng sự trợ giúp của người thân yêu và bạn bè, ADC sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin để các bạn có thể hiểu và có được một bức tranh đầy đủ cho chặng tiếp theo của minh qua các nội dung dưới đây.
Trường ACG đón học sinh tại Sân bay
1. Vé máy bay
Có rất nhiều hãng hàng không có tuyến bay đến New Zealand như Vietnam Airlines, Singapore Airlines, Cathay Pacific, Thai, Malaysia…vv và học sinh có thể mua vé máy bay trực tiếp từ các hãng hàng không hoặc đăng ký vé máy bay qua Văn phòng Trung tâm tại Việt Nam. Hãy kiểm tra lịch bay và tên của bạn cẩn thận.
2. Nơi ở
Bạn phải có chi tiết người liên lạc, địa chỉ và số điện thoại nơi bạn sẽ đến ở tại New Zealandtrước khi bay.
3. Tiền
Bạn cần mang theo khoảng 2.000 Đôla New tiền mặt để lo cho việc chi tiêu trong những tháng đầu. Hải quan New Zealand cho phép bạn mang vào tối đa 10.000 Đôla NZ (bằng khoảng 6.400 Đôla Mỹ). Sau đó gia đình bạn có thể xin phép Ngân hàng Nhà nước để chuyển tiền sang cho bạn (mất khoảng 3-4 ngày) hoặc bạn có thể mua thẻ tín dụng từ Việt Nam để mang sang New Zealand sử dụng.
4. Sức khỏe
Hãy hỏi bác sĩ của bạn tại Việt Nam thật kỹ về những loại thuốc bạn đã được dùng trong qúa khứ và trong những trường hợp đặc biệt, nhất là những loại thuốc tiêm ngừa mà bạn được phép sử dụng. Bạn hãy yêu cầu bác sĩ ghi hết tất cả những thông tin trên vào giấy trong trường hợp bị bệnh ở New Zealand.
Lưu ý: Bạn nên đi khám răng và mắt trước khi khởi hành đến New Zealand vì bảo hiểm sức khoẻ (UniCare) không trả cho khoản này. Bảo hiểm sức khoẻ cũng không trả các khoản thuốc men và tiền xe cứu thương; Bảo hiểm sức khoẻ sẽ trả cho bạn hầu hết các chi phí khám chữa bệnh và toàn bộ các chi phí nằm bệnh viện công.
5. Quần áo sử dụng tại New Zealand.
Mùa xuân (tháng 9, 10, 11) và mùa thu (tháng 3, 4, 5): áo lạnh hoặc áo khoác nhẹ.
Mùa đông (tháng 6, 7, 8): áo len, áo khoác dầy, áo khoác có mũ, găng tay, khăn quàng cổ, áo mưa, ô (dù) che mưa .
Mùa hè (tháng 12, 1, 2): quần áo nhẹ, áo thun, quần short, áo phông, đầm, đồ bơi, đồ vải.
6. Hành lý
Một người lớn được phép mang theo 7 kg hành lý xách tay và 20 kg hành lý ký gửi, nhưng riêng hãng Vietnam Airlines cho phép bạn mang 30 kg hành lý ký gửi. Nếu có hành lý quá cước thì bạn sẽ phải trả tiền theo biểu giá cho hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không, giá cả thay đổi tuỳ theo hãng hàng không mà bạn sử dụng. Hãng hàng không Vietnam Airlines phạt hàng hoá quá cước. Tuy nhiên, tùy theo chính sách của từng hãng hàng không mà bạn có thể được mang tới 30 hoặc 35 kg hành lý.
Ở New Zealand, phần lớn đồ điện gia dụng tương đối rẻ. Trừ những trường hợp cần thiết, bạn nên cố gắng mang theo càng ít vật dụng điện càng tốt để tránh trả tiền cho hành lý quá cước. Dòng điện ở New có hiệu điện thế 230 – 240 Volt. Bạn nhớ mang theo nắn dòng (Adapter) và loại phích cắm điện phù hợp với phích cắm 2 hoặc 3 chân dẹt của vật dụng và ổ cắm tại New Zealand.
Lưu ý: Hải quan Việt nam yêu cầu tất cả các băng, đĩa có ghi thông tin phải được kiểm duyệt trước khi mang ra khỏi Việt Nam. Tất cả các loại vũ khí, thuốc phiện, trên 1 lít rượu hoặc trên 250gr thuốc lá đều bị cấm mang theo trong hành lý.
Hải quan New Zealand nghiêm cấm không được mang vào New Zealand thực phẩm, động vật và các sản phẩm thực vật, ví dụ như sữa, đồ hộp, hoa quả tươi. Nếu có, hãy khai báo cẩn thận, nếu không sẽ bị phạt.
7. Thực phẩm
Bạn nên học nấu một số món ăn Việt Nam đơn giản để có thể tự nấu ăn tại New Zealand vì bạn có thể không thích hợp với món ăn New Zealand. Bạn có thể mua gia vị và các thực phẩm châu Á dễ dàng tại các cửa hàng Á châu ở mỗi thành phố.
8. Lái xe
Bằng lái xe Việt Nam cũng có thể lái xe bên New Zealand nếu bạn mang bằng lái dịch sang tiếng Anh ở công ty dịch thuật nào đó rồi đến Sở giao thông của bang đóng dấu là có thể dùng lái xe được. Bằng lái có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày bạn đặt chân đến New Zealand. Hoặc có một cách khác là nếu muốn đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng của New Zealand thì thường chỉ phải thi lại bài Luật, sau đó thi luôn bằng thực hành sau khi vượt qua bằng Luật, điều này không quá khó và không tốn nhiều thời gian. Bạn cũng có thể đăng ký thi lấy bằng lái xe của New Zealand nếu chưa có bằng lái. Tuy nhiên quá trình này sẽ lâu hơn vì bạn sẽ phải thi bằng Luật (sẽ được cấp bằng Learner), rồi thi bằng thực hành có giới hạn (sẽ được cấp bằng Restricted) và cuối cùng là thi bằng thực hành tuyệt đối (sẽ được cấp bằng Full).
Lưu ý: Luật giao thông của New Zealand áp dụng tay lái nghịch, khác với luật Việt Nam.
Khi tới New Zealand
1. Đón tại sân bay
Bạn nên sắp xếp để có người đón tại sân bay. Trong trường hợp không may không có ai đến đón bạn thì điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh, hãy đến bàn dịch vụ của hãng hàng không hoặc sân bay nhờ họ liên lạc với người nhà hoặc trường học cho bạn, hoặc gọi điện trước đến nơi ở và tự đi taxi về nhà.
2. Hướng dẫn cho sinh viên quốc tế
Ngày nhập học, sinh viên sẽ được các Trường hướng dẫn nhằm mục đích:
Giảm những khó khăn bạn có thể gặp phải
Giúp bạn thích ứng với cuộc sống tại New Zealand, cách học tập tại trường
Giới thiệu cho bạn các thiết bị và dịch vụ trong trường và các khu vực lân cận
Chương trình hướng dẫn này rất quan trọng để bạn có thể chuẩn bị tốt cho năm học. Tham gia các chương trình hướng dẫn này cũng là cách để bạn làm quen với các sinh viên khác.
3. Vận chuyển
Khi mới sang bạn phải tới ngay trạm xe buýt, xe lửa hoặc bưu điện để có được bản đồ thành phố, bản đồ các tuyến xe và lịch đón xe công cộng.
4. Nhà ở
Sinh viên có thể sống trong hoặc ngoài trường:
Sống trong ký túc xá
Phần lớn các trường đại học đều có ký túc xá. Ký túc xá trong trường thường có phòng đơn hoặc phòng tập thể, có đồ đạc, phòng tắm, chăn gối và thức ăn. Đây là cách tốt nhất để làm quen với bạn mới. Nếu bạn muốn ở ký túc xá, bạn phải đăng ký sớm trước khi học kỳ bắt đầu vì số phòng có hạn và rất đông sinh viên đăng ký chờ.
Sống cùng gia đình người New Zealand
Bạn có thể sống cùng với một gia đình người New Zealand. Bạn có thể lựa chọn dịch vụ bao gồm cả phòng ở và ăn uống hay chỉ có phòng ở không.
Thuê nhà
Bạn có thể thuê nhà và chia phòng với bạn cùng lớp hoặc bạn của bạn. Phần lớn sinh viên ở New Zealand thuê nhà theo kiểu này. Bạn có thể đến các đại lý nhà đất hoặc xem mục cho thuê nhà trên báo. Nhà hoặc căn hộ thường có hai loại: có đồ đạc hoặc không có đồ đạc. Thời gian cho thuê có thể là 3, 6 hoặc 12 tháng và được quy định trong hợp đồng thuê nhà. Chi phí được tách ra bao gồm tiền đặt cọc (thông thường là 4 tuần), tiền thuê nhà, đồ đạc, các đồ dùng trong nhà, điện thoại, gas (nếu có), tiền nối điện và sử dụng điện. Tiền đặt cọc phải đóng trước khi bạn nhận nhà. Chủ nhà phải trả lại tiền đặt cọc cho bạn trước ngày bạn dọn ra, nhưng chủ nhà có thể khấu trừ tiền đặt cọc nếu:
– Bạn dọn ra ngoài nhưng không báo trước
– Bạn làm hư hại đến tài sản của chủ nhà
Tiền thuê nhà thường được trả theo định kỳ 2 tuần hoặc 1 tuần 1 lần tùy theo sự thỏa thuận giữa bạn và chủ nhà.
Văn phòng nhà ở của các trường có thể giúp bạn tìm người cùng chia phòng hoặc hướng dẫn cho bạn những việc cần phải làm.
5. Thông tin liên lạc
Bạn nhớ gọi điện thoại về nhà khi đã đến nơi an toàn. Tất cả các cuộc điện thoại cố định ở trong nội hạt các thành phố của New Zealand đều miễn phí. Tuy nhiên nếu sử dụng điện thoại di động thì tất cả các cuộc gọi đều phải trả tiền. Tùy thuộc vào loại thuê bao và hãng điện thoại mà giá cước điện thoại có thể khác nhau.
Cuộc gọi ngọai tỉnh
Tất cả các cuộc gọi ngoại tỉnh đều phải trả tiền. Giá tiền được tính theo các mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào khoảng cách và thời gian trong ngày. Các cuộc điện thoại vào ban đêm hoặc ngày nghỉ sẽ rẻ hơn.
Điện thoại quốc tế
Bạn nên mua các thẻ điện thoại đặc biệt để có thể gọi về Việt Nam với giá thấp.
6. Ngân hàng
ADC hướng dẫn bạn mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng Commonwealth Bank tại Việt Nam. Khi đến New Zealand, bạn đến chi nhánh ngân hàng CWB gần nhất để chuyển tiền vào tài khoản. Bạn cũng sẽ nhận được thẻ rút tiền tự động (ATM) trong vòng 5 ngày kể từ ngày bạn đến New Zealand.
Vì lý do an ninh, bạn không thể mang nhiều tiền mặt bên mình cũng như không thể giữ một số tiền mặt lớn trong nhà.
Ngân hàng của New Zealand mở cửa từ 9 sáng đến 4.30 chiều từ thứ hai đến thứ sáu, từ 9.30 sáng đến 3.00 chiều ngày thứ bảy. Một số ngân hàng mở cửa ngày chủ nhật. Hệ thống tiền tệ New Zealand lấy đơn vị đồng Đôla (dollar) tương đương với 100 xu (cent). Các đồng tiền xu bao gồm: 10c, 20c, 50c, $1, $2. Tiền giấy có 5 loại: $5, $10, $20, $50, $100.
Bạn cần phải mang theo các giấy tờ sau đây khi đến ngân hàng mở tài khoản:
Nếu bạn ở New Zealand hơn sáu tuần, các ngân hàng sẽ yêu cầu bạn xuất trình hộ chiếu và một trong các giấy tờ sau:
Bằng lái xe, thẻ sinh viên có ảnh chụp tại New Zealand
Hoá đơn điện thoại, ga hoặc điện sinh hoạt có tên bạn.
Nếu bạn có số thuế tại New Zealand bạn nộp ngay cho ngân hàng.
Một số ngân hàng sẽ cấp thẻ ATM cho bạn ngay, một số sẽ gửi thẻ đến cho bạn trong vòng 5 ngày làm việc. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng sẽ cho bạn mã số gồm 4 số (PINnumber). Bạn phải nhớ số PIN đó mỗi lần sử dụng thẻ ATM. Bạn cũng có thể gửi rút tiền bằng điện thoại hoặc tại các chi nhánh ngân hàng.
Lưu ý: Nếu tiếng Anh của bạn chưa được tốt, bạn nên có một người bạn nói tiếng Anh tốt đi cùng.
7. Xin visa làm việc
Sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học và không giới hạn thời gian làm việc trong thời gian nghỉ học. Tuy nhiên học sinh học tiếng Anh cần phải có tiếng Anh IELTS 5.0 trở lên và phải đăng ký học từ 6 tháng trở lên.
8. Việc làm
Khi đã có Visa làm việc, bạn có thể đi tìm việc làm. Đa số sinh viên quốc tế làm việc trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hoặc thương mại (cafeteria, bar, nhà hàng…). Các nghề làm tiêu biểu của sinh viên là bán hàng, phục vụ bar, phụ bếp, tiếp viên nhà hàng, nhân viên vệ sinh, thư ký, làm việc tại các siêu thị hoặc rạp hát. Bạn cũng có thể đi làm ở các nông trại vào các mùa thu hoạch. Hiện giờ mức lương tối thiểu ở New Zealand la $12.50 (trước thuế).
Một số trang web có thể tìm việc:
www.sjs.co.nz
www.backpackerboard.co.nl
www.seek.co.nz
www.jobs.search4.co.nz
www.gumtree.co.nz
www.seasonaljos.co.nz
www.finada.co.nz/classifieds/job/
9. Cách tìm việc làm
Đăng tin quảng cáo tìm việc trên báo. Thông thường thứ Bảy là ngày có nhiều tin nhất.
Trường đại học có văn phòng tìm việc làm cho sinh viên. Rất nhiều công ty liên hệ với các trường đại học để tìm người làm việc bán thời gian. Thông thường các công ty yêu cầu những người có tiếng Anh rất tốt. Bạn có thể hỏi văn phòng quốc tế địa chỉ liên lạc của văn phòng tìm việc làm.
10. Gia hạn visa
Trên thị thực dán trong hộ chiếu của bạn có ghi rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ bạn phải thực hiện khi đến New Zealand. Bạn không được phép đổi trường học trong năm đầu tiên trừ trường hợp có lý do đặc biệt được sở di trú chấp nhận. Nếu thời gian trống giữa hai khoá học qúa một tháng, bạn phải về nước để chờ khoá học sau. Khi thay đổi chỗ ở, bạn phải thông báo cho Sở di trú biết. Hãy đọc kỹ các quy định này vì nếu vi phạm bạn sẽ bị xử lý theo Luật Nhập cảnh New Zealand mà không được quyền khiếu tố.
Hãy liên hệ trường học hoặc Sở di trú New Zealand (NZ Immigration) một tháng trước khi thị thực của bạn hết hạn để xin gia hạn kịp thời. Khi xin gia hạn Visa, bạn sẽ phải nộp cho Sở di trú những tài liệu sau đây:
Đơn xin gia hạn Visa cho sinh viên. Mẫu đơn lấy tại Sở di trú. Dán kèm hai ảnh 4×6cm
Hộ chiếu: Bạn có thể gửi bản copy có chứng thực trạng hộ chiếu có ảnh và Visa hiện tại
Bằng chứng bạn đã nộp bảo hiểm sức khoẻ (UniCare) có giá trị trong 12 tháng
Bằng chứng bạn đã hoàn thành khoá học trước đó gồm kết quả học tập và phiếu điểm danh của khoá học trước đó.
Thư của trường xác nhận bạn đã trả tiền học khoá sau (COE)
Bằng chứng bạ có đủ khả năng tài chính. Để đáp ứng yêu cầu này, bạn cần gửi những giấy tờ sau đây cho Sở di trú:
– Bản kê khai hoạt động của tất cả các tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng bạn sử dụng trong thời gian bạn ở New Zealand:
– Nếu bạn đang làm việc tại New Zealand, bạn phải nộp bảng trả lương.
– Kèm tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty bạn đang lam việc
– Nếu bạn nhận tiền từ nước ngoài và số tiền này không gửi thẳng vào tài khoản của bạn, bạn phải làm bản xác nhận “Statutory Declaration” kê khai chi tiết về việc chuyển tiền sang New Zealand.
Nếu bạn chưa khám sức khoẻ và chụp phim trong vòng 2 năm, bạn phải đi khám sức khoẻ tại New Zealand. Bạn nên đặt cuộc hẹn trước với trung tâm khám sức khoẻ (Health Services New Zealand). Bạn phải mang theo Mẫu đơn 1096 và Mẫu đơn 1007 lấy tại Sở di trú và hộ chiếu của bạn khi đi khám sức khoẻ. Lệ phí khám sức khoẻ là $200 và phí chụp phim là $70.
Nếu bạn có việc đột xuất cần đi nước ngoài trong thời gian học, đừng quên viết đơn xin phép trường học và phải được trường cho phép.
Gia hạn Hộ chiếu
Trường hợp hộ chiếu sắp hết hạn thì trước đó 2 tháng bạn phải liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Wellington để xin gia hạn.
11. Thuế thu nhập
Sinh viên quốc tế được coi là thường trú tại New Zealand vì họ thường ở lại New Zealand khoảng 1 năm tài chính. Năm tài chính New Zealand thường kết thúc vào 31 tháng 3. Vào thời gian đó những người đóng thuế sẽ được yêu cầu nộp đơn xin hoàn trả thuế thu nhập (Income Tax Return) kèm theo xác nhận thu nhập do công ty cấp (Group Certificates).
Khi bạn bắt đầu làm việc bán thời gian, bạn sẽ phải điền mẫu đơn kê khai công việc (Employment Declaration Form). Đơn này cho phép cơ quan thuê bạn giảm đi một khoản thuế đánh vào lương của bạn.
12. Đăng ký số thuế
Bạn nên đăng ký số thuế (IRD number) ngay khi bạn đến New Zealand. Nếu bạn không có IRD number, thu nhập của bạn sẽ bị đánh thuế rất cao (48.25%).
Bạn cũng phải nộp thuế cho ngân hàng của bạn để giảm thuế đánh vào lãi suất tiền gửi ngân hàng.
13. Bảo hiểm y tế
Chính phủ New Zealand yêu cầu tất cả các sinh viên quốc tế và những người đi cùng phải đóng bảo hiểm y tế. Nhà nước quy định nhà trường thay mặt sinh viên nộp bảo hiểm trong vòng 12 tháng đầu. Sau đó sinh viên có quyền lựa chọn cơ quan bảo hiểm y tế cho mình. Phí bảo hiểm y tế là NZ$481 một năm (giá này có thể chênh lệch giữa các hãng bảo hiểm khác nhau) cho một sinh viên. Bạn sẽ phải trả tiền bảo hiểm một năm một lần.
Khám sức khỏe
Phần lớn các bác sỹ của các trường đại học tính phí khám bệnh theo mức nhà nước quy định. Bảo hiểm sức khoẻ thông thường sẽ trả lại bạn 100% lệ phí khám sức khoẻ nếu như là khám thông thường. Các loại khám bệnh phức tạp hơn thì tùy thuộc vào loại bảo hiểm mà tiền khám bệnh sẽ được hoàn trả với mức quy định khác nhau.
Điều trị tại Bệnh viện
Bảo hiểm sức khoẻ sẽ thanh toán 100% tiền phòng bệnh và tiền điều trị nếu bạn điều trị tại bệnh viện công. Tiền phòng bệnh và điều trị bệnh tại bệnh viện tư cao hơn rất nhiều. Bạn sẽ phải trả phần chênh lệch nếu điều trị tại bệnh viện tư. Bảo hiểm sức khoẻ không thanh toán tiền vật lý trị liệu, khám răng và khám mắt. Bạn có thể mua bảo hiểm tư cho các dịch vụ trên.