APS: CÁNH CỬA TỚI ĐỨC

Theo quy định của Đức, kể từ năm 2007, tất cả sinh viên muốn sang Đức du học phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Kiểm tra học vấn (APS) thuộc Phòng Lãnh sự và thị thực Đại sứ quán Đức để thẩm tra.

Thủ tục bắt buộc
Theo quy định của Đức, kể từ năm 2007, tất cả sinh viên muốn sang Đức du học phải nộp hồ sơ tại Bộ phận Kiểm tra học vấn (APS) thuộc Phòng Lãnh sự và thị thực Đại sứ quán Đức để thẩm tra. Điều kiện để được nhập học đại học (ĐH) tại Đức cũng khá phức tạp, trong đó có quy định đã học ít nhất một học kỳ tại một ĐH chính quy. Vì vậy, APS thẩm tra xem sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học ĐH tại Đức hay không, và các chứng chỉ học tập của sinh viên cũng phải qua thẩm tra.

Sau khi thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ này là một trong những điều kiện để được nhập học tại một trường ĐH của Đức và có hiệu lực vô thời hạn. Trong cuộc phỏng vấn, APS hỏi về quá trình học ĐH trước đó của du học sinh, nghĩa là APS thẩm tra xem kiến thức của sinh viên có tương xứng với các chứng chỉ mà sinh viên đó nộp cho APS hay không. Sinh viên có thể đề đạt nguyện vọng xin được phỏng vấn bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

Nếu kết quả thẩm tra tốt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này, sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường ĐH Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường ĐH, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức. Riêng đối với những du học sinh các ngành thuần túy nghệ thuật (hoặc nghiên cứu sinh), chỉ cần APS thẩm tra, không cần qua phỏng vấn.

Thủ tục APS về cơ bản gồm: thẩm tra hồ sơ, phỏng vấn, cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận. Các cuộc phỏng vấn diễn ra hai kỳ mỗi năm, vào tháng 11 và tháng 5. Hồ sơ xin học cho học kỳ mùa Hè phải nộp chậm nhất là trong tháng 9 năm trước và trong tháng 3 với học kỳ mùa Đông. Với Việt Nam, quy định này buộc du học sinh phải nộp giấy tờ dưới dạng dịch công chứng sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

Chứng minh tài chính

Với chứng chỉ APS, sinh viên có thể đăng ký học tại một trường ĐH tại Đức và là điều kiện để xét đơn xin cấp thị thực đi học tiếng, học dự bị ĐH hoặc học ĐH tại Đức. Thông thường, nếu có đầy đủ hồ sơ, thời gian xét đơn xin cấp thị thực sẽ là 4 tuần. Người đứng đơn xin cấp thị thực phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Thị thực của Đại sứ quán Đức.

Những giấy tờ và văn bằng (bản chính hoặc bản sao công chứng) cần phải nộp kèm theo đơn. Tất cả các giấy tờ phải có hai bản sao kèm theo. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người đứng đơn sau khi có quyết định về đơn xin cấp thị thực. Theo đó, hồ sơ gồm: đơn xin cấp thị thực (3 bản, mẫu đơn được phát miễn phí tại Đại sứ quán, đơn có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh); 4 ảnh mới chụp, nền trắng (ghi họ tên và ngày tháng năm sinh vào mặt sau của ảnh); hộ chiếu Việt Nam hợp lệ, có chữ ký của người mang hộ chiếu; bản tóm tắt quá trình học tập, công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp THPT (phải ghi rõ cả thời gian không đi học và cũng không đi làm); bản chính giấy chứng chỉ của APS; chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức tại Đức, hoặc chứng nhận đã đăng ký khóa dự bị ĐH, hoặc giấy báo nhập học ngành đã đăng ký tại một trường ĐH, cao đẳng Đức (giấy báo có điều kiện kèm theo).

Ngoài ra, cần chứng minh tài chính cho thời gian cư trú tại Đức. Đối với người du học tự túc, phải có giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 7.020 euro. Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa để mỗi tháng chỉ được rút tối đa 585 euro. Đối với du học sinh được bà con họ hàng hoặc người quen tại Đức bảo lãnh, người bảo lãnh phải làm cam kết chịu tất cả các phí tổn cho người đứng đơn trong suốt thời gian du học.

Tùy theo từng trường hợp, Đại sứ quán có thể yêu cầu nộp thêm các giấy tờ khác. Các yêu cầu này sẽ chỉ do nhân viên nhận hồ sơ thông báo với người du học, và người du học phải đóng lệ phí là 30 euro.

Nguồn: DNSG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook