BÍ QUYẾT CHỌN HỌC BỔNG TOÀN PHẦN CỦA CHÍNH PHỦ NEW ZEALAND

Manaaki Scholarships là học bổng danh giá và có giá trị lớn nhất của chính phủ New Zealand (toàn phần). Mặc dù Việt Nam là một trong số các nước được cấp số lượng học bổng lớn, nhưng với khoảng 25 suất mỗi năm thì tỷ lệ chọi của học bổng rất cao. Bạn có thể chậc lưỡi nói rằng, “Học bổng toàn phần mà, cạnh tranh là chắc chắn!”, nhưng trên thực tế, rất nhiều trường hợp ứng tuyển hụt học bổng chỉ vì một số lỗi khá là kỹ thuật, hoặc do sự nấn ná chùn bước làm lỡ mất cơ hội. Liệu bạn có đang bỏ sót điều gì không?
1. Bậc học:
– Ai cũng biết Học Bổng Manaaki dành cho chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ, nhưng thực tế học bổng này áp dụng cho tất cả các khóa học sau đại học, bao gồm cả postgraduate certificate (6 tháng) và postgraduate diploma (1 năm). Các chương trình thạc sĩ cũng không phân biệt là Master by coursework (học tín chỉ, hay còn gọi là Taught Master) hay Master by research (nghiên cứu).
– Mỗi năm chỉ có 10% số suất được chia cho bậc Tiến sĩ, tức tầm khoảng 2-3 ứng viên.
– Thông thường học bổng sẽ ưu tiên cân nhắc những ứng viên mà chương trình học ở New Zealand cao hơn những gì bạn đang có, hoặc giúp bạn phát triển bản thân lên một tầm mới. Điều này không có nghĩa là bạn đang có Thạc sĩ, thì phải bắt buộc học lên Tiến sĩ – mà học cần xem cách bạn “hùng biện” ra sao nếu chọn “đi ngang” hay “quẹo ngược xuống”…
2. Ngành học:
– Yếu tố sống còn trong ứng tuyển học bổng này là việc chọn ngành học. Manaaki có quy định rõ các lĩnh vực ưu tiên – và bạn cần map vào các khóa học sẵn có tại 8 trường ĐH và 3 học viện. Một số trường có map sẵn cho ứng viên.
– Ngành học chỉ được chọn một lần khi nộp đơn ứng tuyển – cho dù có đậu học bổng rồi, sau đó mới xin đổi thì cũng ko được. Đã có trường hợp ứng viên đã đạt học bổng nhưng năm đó trường lại không mở ngành đó cũng sẽ mất luôn học bổng. Lời khuyên cho bạn là luôn chọn 2 option trường khi apply học bổng, để lỡ chương trình học ở trường này có gì thì còn trường còn lại.
3. Điểm ưu tiên:
– Địa điểm cư trú là một trong các điểm cộng ưu tiên (tham khảo hình). Điều kiện là bạn phải đang sinh sống tại tỉnh đó hoặc đang làm việc tại đó. Nếu bạn sinh ra ở tỉnh đó, nhưng đang sinh sống và làm việc ở nơi khác cũng không được tính.
– Nếu bạn không đang sinh sống tại tỉnh đó, nhưng trong tương lai, khi bạn học xong, bạn muốn quay về đó để phát triển, hoặc cống hiến… thì nên nêu bật phần này khi ứng tuyển.
4. “30 chưa phải là Tết”:
– Tầm tháng tháng 9 bạn sẽ biết kết quả mình có nằm trong “Preferred candidate list” hay không. Mặc dù hiếm xảy ra nhưng có nhiều trường hợp có tên trong list nhưng cuối cùng mất học bổng vì trường không cấp offer hoặc trục trặc về visa
– Học bổng ko yêu cầu bạn có offer hay guarantee từ trường khi ứng tuyển nhưng tốt nhất bạn vẫn nên trao đổi sớm với trường. Đặc biệt với bậc Tiến sĩ là bạn phải bắt buộc trao đổi với trường/khoa/giáo sư về đề tài nghiên cứu trước đó rồi. Hầu hết các trường ĐH NZ đã có đại diện người Việt, bạn hoàn toàn có thể liên hệ trực tiếp – và nếu cần, sẽ được kết nối với team phụ trách học bổng Manaaki của các trường.
– Mặc dù đây là học bổng toàn phần, nhưng thủ tục visa cũng cần được tiến hành cẩn thận. Bạn sẽ phải tự xin visa và hoặc sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn du học xin visa. Khuyến nghị của INZ là nên nộp đơn trước 4 tháng kể từ ngày travel. INZ có sẵn checklist cho first time student visa nên rất thuận tiện. Riêng với các bạn muốn mang gia đình theo, lại càng phải chuẩn bị trước. Tránh trường hợp đã có học bổng, có offer, nhưng lại trục trặc về visa…
5. “Kèo trong kèo”:
– Mặc dù Manaaki là học bổng nghe là mê, nhưng đó không phải là cơ hội học bổng duy nhất nếu bạn muốn theo đuổi bậc sau ĐH tại NZ. Trong 1-2 năm trở lại đây, các trường ĐH NZ rất ưu ái sinh viên VN với một loạt học bổng cho bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ. Mê nhất là học bổng Tiến sĩ – hầu như chẳng khác học bổng toàn phần là bao. Thế nên chúng tôi thường hay nói đùa là học tiến sĩ tại NZ là gì cũng có, quan trọng là đề tài với giáo sư. Nếu bạn đang theo đuổi chuyên ngành hẹp, lại càng nên cân nhắc NZ.
– Trừ khi bạn đã trót “dính như keo” với Manaaki, còn nếu không, bạn nên sặp đặt “kèo trong kèo” để tăng cơ hội học bổng cho mình. Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ) có làm sẵn 2 cuốn cẩm nang về 2 bậc học này tại NZ, có thông tin đầy đủ về học bổng và quy trình của từng trường.
Mọi thông tin chi tiết khác về Manaaki, mọi người tham khảo trong trang web chính thức của học bổng nhé. Hạn nộp hồ sơ 29/2/2024.
Chúc các bạn ứng viên năm nay thật nhiều may mắn.
Liên hệ:
Mọi thông tin chi tiết về các chương trình tuyển sinh và học bổng, xin vui lòng liên hệ (ĐT/Zalo): 0986501219 – 0983478519

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook