CHỌN TRƯỜNG THEO RANKING (XẾP HẠNG)?

Trong quá trình lựa chọn trường, hầu hết các bạn học sinh và bậc phụ huynh là rất nhiều người dựa vào ranking của các trường Đại học để chọn trường. Một số quốc gia như Thái Lan hoặc Hàn QUốc, ranking nói lên tất cả mọi thứ và nếu trường không có ranking cao, trường đó hầu như không nhận được sự quan tâm của du học sinh. Vì vậy trong bài viết này, ADC  muốn chia sẻ một số quan điểm với hi vọng mọi người sẽ có cái nhìn thật sự đúng đắn về ranking và tìm ra đâu là trường UK lý tưởng cho mình.

Tại UK, cơ quan kiểm định chất lượng các trường Đại học là QAA- Quality Assessment Agency. Đây là cơ quan đánh giá chất lượng của các trường ĐH và cho điểm các trường ĐH. Hàng năm, các trường Đại học đều hồi hộp đón đoàn của QAA đến kiểm tra cơ sở vật chất của trường, phỏng vấn sinh viên và cho điểm. Một số trường đã từng bị rút license tuyển sinh quốc tế như London Metropolitan University vì quá nhiều sinh viên đăng ký học và không học, sau đó đi làm. Một số trường bị tước danh hiệu highly trusted sponsor (bên bảo lãnh được tín nhiệm cao) đồng nghĩa với CAS mà trường cấp cho các du học sinh không còn được 30 điểm nữa và nếu bạn vẫn tiếp tục nhập học ở đây, điều này có nghĩa là bạn rất mạo hiểm với hồ sơ visa của mình vì bạn sẽ không thể đủ 40 điểm tròn để nhận được visa (CAS 30 điểm và tài chính 10 điểm).

Vậy rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi QAA đánh giá chất lượng, tại sao các bảng ranking hầu hết lại do các tạp chí đưa ra như The Guardian, The Complete University Guide, Times Higher Education, QS… với các tiêu chí nhiều khi hoàn toàn khác nhau và thứ  hạng ranking cũng khác nhau rất nhiều?

Nếu như bạn truy cập vào www.theguardian .com – một trong những trang web xếp hạng phổ biến nhất UK, bạn sẽ thấy tạp chí này xếp hạng dựa trên 7 tiêu chí: Average teaching score (điểm chất lượng giảng dạy), NSS Teaching (National Student Survey Teaching- đánh giá quan điểm sinh viên về chất lượng giảng dạy trong đó cho điểm về độ hài lòng của sinh viên), NSS Overall (national Student Survey Overall- đánh giá về quan điểm sinh viên về mọi tiêu chí bao gồm cả giảng dạy), Spending per student (10 score- đầu tư cơ sở vật chất trên mỗi sinh viên), Career Proespects (employment after graduate), Valued added scores (10 scores cho các giá trị đặc trưng khác) và tổng điểm. Lấy ví dụ trường ĐH cao nhất là ĐH Cambridge- trong khi chất lượng giảng dạy đạt 100 điểm thì tỉ lệ việc làm  là 81% sinh viên tốt nghiệp sau khi ra trường có việc. Và tỉ lệ việc làm này thấp hơn St Andrews và UCL. Chính vì vậy nếu bạn chọn trường để research thì Cambridge là trường lý tưởng bởi chất lượng giảng dạy hàn lầm với các giáo sự hàng đầu thế giới, nhưng nếu bạn chọn học xong để tìm việc làm dễ thì Cambridge chưa hẳn là sự lựa chọn số 1 của bạn dù Cambridge là ĐH hàng đầu UK và thế giới.

The Complete University Guide lại đánh giá các trường trên 4 tiêu chí Tỉ lệ đầu vào, Student satisfaction (mức độ hài lòng của sinh viên), Research Assessment (Đánh giá nghiên cứu) và Graduate Prospects (Tỉ lệ việc làm). Hầu hết đây là những chỉ số rất cần thiết cho bạn như sinh viên có hài lòng hay không, các giáo sư nộp bao nhiêu công trình nghiên cứu một năm vì nếu giáo sư nộp nhieuf công trình nghiên cứu, có nghĩa bạn đang được giảng dạy các kiến thức cập nhạt nhất, sau khi ra trườn bạn có việc làm hay không. Đánh giá này sẽ rất chân thực nếu tất cả các trường đều nộp báo cáo nghiên cứu khoa học, nhưng trong bảng xếp hạng trường một số trường không nộp báo cáo khoa học dù là trường top của khu vực về nghien cứu và điều này đồng nghĩa với hạng ranking bị tụt không thương tiếc như trường hợp của ĐH Anglia Ruskin– Anglia Ruskin là ĐH top 30 ngành xã hội và top 50 hàng đầu về business, đại học lớn nhất miền Đông nước Anh với hơn 30,000 sinh viên – thậm chí lớn hơn các trường top đầu như Bath, Bristol, Imperial… nhưng bảng ranking the guardian xếp ARU dứng 67 trong khi theo bảng Complete University Guide, trường bị đánh tụt xuống năm 2013. Một lý  lý do rất phổ biến nữa là điểm đầu vào không “cao” như các trường khác cũng là lý do trường có xếp hạng rất thấp dù sinh viên vẫn hài lòng hơn các trường khác khi học ở đây, chất lượng giảng dạy tốt và tỉ lệ việc làm cao. Có rất nhiều lý do để trường lấy điểm đầu vào thấp ví dụ như trường hợp ĐH Southampton. Trường mở rộng cơ sở vật chất và có nhiều places cho sinh viên quốc tế hơn và nhận được rất nhiều applications. Chính vì vậy thay vào việc chỉ tiếp nhận 20,000 sinh viên như thông thường, các chỉ tiêu khác được mở ra và trường có thể hạ đầu vào thấp hơn những năm thường niên. Điều nay không có nghĩa là trường không có sinh viên và phải hạ điểm đầu vào. Chất lượng giảng dạy, mức độ hài lòng sinh viên và các giáo viên- điều tối quan trọng với các bạn sinh viên khi học không hề thay đổi, nhưng xếp hạng của trường lại có một sự thay đổi lớn từ top 15 UK xuống top 20. Chính vì vậy, nếu bạn chỉ nhìn vào ranking, ranking sẽ không nói tất cả điều các bạn cần.

Thay vào đó, bạn nên nghiêm túc cân nhắc học lực của mình, ngân sách bạn có bao nhiêu, mục tiêu tương lai của bạn học để làm công việc gì, bạn muốn là nhà nghiên cứu,giảng viên, bác sỹ hay bạn muốn học để đi làm cho các công ty, bạn muốn học tập ở môi trường nào, bạn có muốn làm thêm hoặc thực tập hay không v.v…

Nếu bạn đang thực sự chỉ có trên duwois 10,000GBP một chút thì Southampton dù nằm trong top ranking nhưng không phù hợp với bạn. Bạn nên chọn Ulster thay thế vì trường nằm top đảm bảo highly trusted của UKBA, đào tạo tốt và học phí vừa phải và cấp nhiều học bổng. Nếu bạn có lực học tốt và không quá lo lắng về tài chính, bạn là ứng viên hiếm hoi trong số sinh viên vì banj có thể học ở bất kì đâu mà mình muốn. Nhưng tôi khuyên bạn hãy vào các trường ranking cao để có sự trải nghiệm và thử sức mình với môi trường học ở đây như ĐH Southampton. Nếu bạn muốn học những ngành về xã hôi, về giáo dục, về kiến trúc xây dựng trong môi trường chuyên nghiệp và trường ĐH bách khoa với ngân sách vừa phải tại các thành phố học thuật như Cambridge- Anglia Ruskin là trường tốt để bạn xem xét. Nếu bạn mong muốn vào trường thanh bình với cơ hội học bổng tốt và sinh hoạt phí hợp lý,hãy thử tìm hiểu Northampton…

UK có nhiều sự lựa chọn với hơn 100 trường ĐH được xếp hạng cho bạn. Bạn có thể tìm hiểu và lắng nghe tư vấn để đi đến sự lựa chọn hợp nhất với mình và việc học mang lại sự trải nghiệm thú vị nhất, là khoản khắc không thể quên trong cuộc đời mỗi người. Nhưng hãy nhớ, không có trường nào là trường “lởm” như chúng ta vẫn sử dụng, chỉ có điều đâu là trường hợp nhất với bạn bởi đơn giản, tại UK, QAA sẽ không để trường lởm tuyển sinh quốc tế. Tất cả các trường đều phải tuân theo các tiêu chuẩn nhất định.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook