Có bao nhiêu quốc gia thuộc khối Schengen?

Khối Schengen là một khu vực bao gồm 29 quốc gia châu Âu đã chính thức bãi bỏ kiểm soát biên giới tại biên giới chung của họ. Được đặt tên theo Hiệp định Schengen năm 1985 được ký kết tại Schengen, Luxembourg, khu vực này hoạt động như một khu vực tài phán duy nhất cho mục đích đi lại quốc tế, với chính sách thị thực chung. Hãy cùng tìm hiểu những quốc gia nào nằm trong Khu vực Schengen và khu vực này được thành lập khi nào.

Được thành lập vào ngày 14 tháng 6 năm 1985, Khu vực Schengen bắt đầu khi năm quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đồng ý bãi bỏ kiểm soát biên giới nội bộ. Quyết định này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong công tác quản lý biên giới châu Âu, biến các ranh giới trước đây được kiểm soát thành biên giới mở giữa các quốc gia thành viên.

Các quốc gia thành viên Schengen

Tổng số quốc gia thành viên trong tổ chức: 29

Các nước không biên giới với Schengen nhưng không thuộc khối Schengen là Monaco, San Marino và Vatican. Vùng lãnh thổ thuộc Schengen nhưng nằm ngoài lục địa Châu Âu là Azores, Madeira và Quần đảo Canary

Schengen là gì?

  • Schengen là khu vực không biên giới lớn nhất thế giới có diện tích hơn 4 triệu km2 với dân số hơn 420 triệu người và bao gồm 27 quốc gia Châu Âu. Không biên giới tức là cư dân và du khách có thể tự do đi lại giữa các quốc gia mà không phải làm bất cứ thủ tục xuất nhập cảnh nào. Trong biên giới của khối, hoàn toàn không có bất cứ trạm kiểm soát nào.
  • Tên gọi Schengen xuất phát từ ngôi làng nhỏ ở Luxembourg, trên biên giới với Đức và Pháp, nơi Hiệp định và Công ước Schengen được ký kết lần đầu tiên vào năm 1985. Trải qua hơn 38 năm định hình, từ 5 thành viên ban đầu, giờ đây, khối Schengen đã phát triển lên 29 thành viên, chiếm phần lớn diện tích Châu Âu.

Phân biệt khu vực Schengen và Liên minh Châu Âu (EU)

Liên minh Châu Âu (EU) và khối Schengen là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  • EU bao gồm 27 quốc gia: Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Croatia, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Ireland, Latvia, Luxembourg, Lithuania, Malta, Phần Lan, Pháp, Romania, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Ý.
  • Schengen bao gồm 29 quốc gia: Áo, Ba Lan, Bỉ, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Croatia, Đan Mạch, Đức, Estonia, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Iceland, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Romania, Séc, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Ý.

Visa Schengen là gì?

  • Để nhập cảnh Schengen, du khách chỉ cần sở hữu visa Schengen do một quốc gia thành viên cấp là có thể tự do đi lại 29 quốc gia. Có lẽ vì vậy, visa schengen được coi là một trong những loại visa quyền lực bậc nhất thế giới. Đồng nghĩa với thủ tục phức tạp và độ khó cũng rất cao.
  • Visa Schengen hay còn gọi là visa loại C là một loại visa ngắn hạn phổ biến nhất Châu Âu cho phép người sở hữu có thể tự do lưu trú và đi lại bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển trong các quốc gia thuộc khối Schengen. Thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày liên tiếp.
  • Visa Schengen được sử dụng cho các mục đích du lịch, công tác, thăm thân, điều trị y tế, học tập, thực tập không lương hoặc các hoạt động tình nguyện hoặc để thực hiện các hoạt động phi lợi nhuận khác. Với các mục đích có thời gian lưu trú hơn 90 ngày hoặc liên quan đến việc được trả lương, cần phải xin visa loại D của từng quốc gia trong khối.
Có 3 loại visa Schengen là: Single visa (nhập cảnh một lần), Double visa (nhập cảnh hai lần) và Multiple visa (không giới hạn số lần nhập cảnh).
PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook