Tuy nhiên, đừng lo, người Việt ở Mỹ bây giờ rất nhiều, tập trung nhiều nhất tại California, Seattle, Texas, Washington D.C., Florida. Sẽ không khó cho bạn tìm được sự giúp đỡ từ họ, phụ thuộc vào sự dễ thương, lịch sự, lễ phép của bạn.
Tận dụng cơ hội trau dồi tiếng Anh
Tiếng Anh là yếu tố quan trọng trong việc thành công ở xứ người. Bạn không phải lo về vốn liếng tiếng Anh “trẻ con” của bạn. Đến Mỹ, bạn sẽ học tiếng Anh từ đầu, đôi khi còn tốt hơn vì bạn chưa bị “hư giọng” bởi cách phát âm tiếng Anh khác biệt ở trong nước.
Tôi có biết một vài thầy/cô giáo dạy tiếng Anh ở Việt Nam khi qua đến Mỹ phải mất một thời gian không ngắn để nghe và nói được cho người Mỹ hiểu đấy! Các bạn còn trẻ, khả năng tiếp thu tiếng nước ngoài nhanh lắm, đừng lo. Có điều bạn phải cố gắng tận dụng mọi cơ hội khi ở Mỹ để trau dồi tiếng Anh. Kết bạn Mỹ, coi phim Mỹ có phụ đề Anh ngữ, tiếp xúc với người Mỹ khi có dịp.
Đừng ngại người khác cười vì vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của bạn, bạn có phải là người Mỹ đâu, nói được cho Mỹ hiểu là giỏi rồi. Nói câu này họ không hiểu, tìm câu khác thế vào, nếu cần ra dấu cũng được, họ sẽ chịu khó đoán và nói lần theo ý bạn. Đây là lúc bạn học được một câu tiếng Anh để sử dụng trong trường hợp này rồi đó. Người Mỹ rất thích tìm hiểu tính cách và văn hóa của người nước ngoài. Họ sẽ vui vẻ hướng dẫn tiếng Anh cho bạn để được nói chuyện và tìm hiểu văn hóa của nước bạn.
Đừng ngại người khác cười vì vốn liếng tiếng Anh ít ỏi của bạn, bạn có phải là người Mỹ đâu, nói được cho Mỹ hiểu là giỏi rồi. Nói câu này họ không hiểu, tìm câu khác thế vào, nếu cần ra dấu cũng được, họ sẽ chịu khó đoán và nói lần theo ý bạn. Đây là lúc bạn học được một câu tiếng Anh để sử dụng trong trường hợp này rồi đó. Người Mỹ rất thích tìm hiểu tính cách và văn hóa của người nước ngoài. Họ sẽ vui vẻ hướng dẫn tiếng Anh cho bạn để được nói chuyện và tìm hiểu văn hóa của nước bạn.
Tiền học phí cho du học sinh rất cao, gấp ba lần so với dân địa phương. Người địa phương như chúng tôi hồi mới sang Mỹ còn được chính phủ trợ cấp tiền học, tiền sách vở và tiêu xài cho đến khi tốt nghiêp đại học. Nhưng bạn thì không, bạn phải đóng tiền cho dù học Anh Văn ở level 1 cũng xấp xỉ 3.000 USD/quarter 3 tháng. Một năm có ba quarter, không tính khóa học mùa hè cũng đã ngốn hết của ba mẹ bạn hết 9.000 USD cộng với tiền bảo hiểm sức khỏe, sách vở vậy là 10.000 USD một năm.
Bên cạnh đó, chi phí ăn ở, tiêu xài rẻ nhất cũng 600 USD/tháng, nhân lên 12 tháng là 7.200 USD. Ngoài ra, bạn cần tiền đi chơi, ăn nhà hàng, quần áo … vị chi bạn mất 20.000 USD/năm để học đại học cộng đồng. Nếu bạn học hành chăm chỉ để lên tới cấp đại học thì chi phí sẽ lại nhân lên gấp ba. Tiền học ở bậc này là từ 30.000 USD – 45.000 USD cộng chi phí ăn ở, tiêu xài thêm 12.000 USD/năm. Nếu ba mẹ bạn là “đại gia” thì miễn bàn.
Tính toán kỹ khả năng tài chính
Các bậc cha mẹ có ý định cho con sang Mỹ học nên tính toán kỹ lưỡng khả năng tài chính của mình. Tôi biết có một vài trường hợp du học sinh, khi sang Mỹ cha mẹ họ chỉ chuẩn bị chi phí cho đúng một năm học thôi với hy vọng con mình sẽ tìm được việc làm để tự trang trải cho những năm kế tiếp. Tính toán này có thể chấp nhận được trong thời kỳ kinh tế Mỹ đang phồn thịnh. Việc làm ở nhà hàng Việt tràn lan, có thể đi làm chui kiếm hơn 2.000 USD/tháng nếu siêng năng.
Nhưng với tình trạng kinh tế tuột dốc thảm hại hiện tại, sở thuế Mỹ truy lùng ráo riết những cơ sở kinh doanh mướn nhân viên chui trả tiền mặt (paid cash), để ngăn chặn tình trạng thất thoát tiền thuế lẫn công việc làm cho người dân địa phương, kiếm được một chân rửa chén, chạy bàn, hay xếp dọn ở chợ chẳng dễ dàng chút nào. Có em du học sinh loay hoay mãi chẳng kiếm được tiền đóng học phí, cuối cùng đành quay về Việt Nam, dang dở việc học, thật tội nghiệp.
Đó chỉ là trường hợp đối với những du học sinh chăm chỉ học tập. Một số du học sinh không nhỏ, đi Mỹ chỉ vì đua đòi, muốn bằng được bạn bè, hãnh diện với hàng xóm. Con số này qua đến Mỹ chẳng thiết tha việc học hành, ngày ngày rủ nhau đi ăn, đi chơi, đi shopping tóc nhuộm mỗi tuần mỗi màu, xăm mình, xỏ tai, xỏ mũi, xỏ mặt…. thật kinh khủng. Các bậc cha mẹ ở cách xa nửa vòng trái đất không có cơ hội bay sang thăm con, lâu lâu gọi sang nghe con than thở khóc lóc nhớ nhà, cuộc sống một mình ở xứ người thật vất vả, lại gửi thêm tiền qua an ủi. Có biết đâu các cô/cậu quý tử của họ bên này sống chung đụng từng cặp như vợ chồng. Đi ăn chơi 2, 3 h sáng mới chịu về nhà. Mỗi một level ESL (English as a Second Language) lại “đúp” lớp một lần. Học ròng rã ba năm vẫn chưa qua được level ENG.