Du học sinh tại Mỹ có được đi làm thêm trong quá trình học? Làm thế nào để tìm được việc làm để trang trải chi phí du học?
Là sinh viên quốc tế, sở hữu visa F1, bạn hoàn toàn có cơ hội làm việc tại Mỹ. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu và tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để tránh những rắc rối ngoài ý muốn, thậm chí là bị trục xuất. Tốt nhất, bạn nên gặp Đại diện Sinh viên Quốc tế (International Student Office – ISO) để được tư vấn kỹ càng hơn.
Có 5 loại hình làm việc trong thời gian bạn học tập tại Mỹ và có visa F-1:
On-campus (Làm việc tại trường): Dễ/đơn giản nhất;
Off-campus (Làm việc ngoài trường) có 4 loại:
- OPT (Tập huấn không bắt buộc),
- CPT (Tập huấn bắt buộc),
- Economic Hardship (Gặp khó khăn tài chính)
- International Institutions (Tổ chức quốc tế).
1. LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG (ON-CAMPUS)
On-campus là loại hình thoải mái nhất vì bạn không cần phải xin phép từ Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ (United States Citizenship and Immigration Services – USCIS). Tuy nhiên, cơ hội làm việc ở hầu hết các trường là không cao và bạn cũng không thể coi đây là chứng minh thu nhập thường xuyên (vì đa số các công việc đều chỉ trả lương theo mức tối thiểu). Ngoài ra, các sinh viên Mỹ luôn được ưu tiên nhận công việc on-campus. Nếu bạn muốn công việc loại này, hãy cố gắng đăng ký thật sớm và nên chọn 2 việc để phòng hờ.
Các công việc có thể là: trợ giảng, gia sư, nghiên cứu sinh, làm trong thư viện/ký túc xá/văn phòng ở trường/nhà ăn/phòng máy tính và kỹ thuật…
Nhiều trường sẽ đòi hỏi bạn phải xin phép ISO trước khi nộp hồ sơ hoặc nhận làm việc nào đó trong khuôn viên trường và chỉ cho phép bạn đi làm sau năm nhất. Trong năm học, bạn không được làm việc quá 20 giờ/tuần, nhưng bạn vẫn có thể làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ và dịp lễ nếu bạn vẫn tiếp tục học ở trường ở kỳ tiếp theo.
Dù làm gì, bạn luôn cần tham khảo sự hướng dẫn từ văn phòng ISO trước khi xin hay nhận việc nào, cũng như yêu cầu được giải thích cụ thể bất kỳ tình huống nào mà bạn thấy mơ hồ. Bạn cũng cần có sự hướng dẫn của nhà trường để đảm bảo mình đã hoàn thành mọi giấy tờ với Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ và nhận được sự cho phép cần thiết.
2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC NGOÀI TRƯỜNG (OFF-CAMPUS)
OPTIONAL PRACTICAL TRANING (OTP)
Sinh viên quốc tế sở hữu visa F-1 được phép làm việc bên ngoài trường theo OPT cả trong và sau khi hoàn thành khóa học. OPT đòi hỏi bạn phải nộp giấy tờ để được sự chấp thuận của Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ, cho phép bạn được hưởng lương (nếu kiếm được việc chịu trả lương), và bắt buộc việc bạn chọn phải liên quan trực tiếp tới ngành học. Nếu Cục Di trú và Quốc tịch Mỹ chấp nhận hồ sơ của bạn, họ sẽ gửi thẻ cấp phép lao động (Employment Authorization Ducument – EAD) qua thư.
Bạn chỉ có thể xin làm OPT sau khi đã nhập học được 9 tháng nhưng sẽ chỉ được đi làm sau khi nhận EAD và học ít nhất 1 năm. Bên cạnh đó, công việc bạn làm buộc phải “liên quan trực tiếp” đến ngành học của bạn và phải nộp đơn trước khi kết thúc khóa học.
Tổng thời gian bạn được làm OPT là 12 tháng và có thể làm nhiều công việc. Trong 12 tháng đó, tình trạng thất nghiệp của bạn chỉ được kéo dài tối đa là 90 ngày. Bên cạnh đó, công việc bạn làm buộc phải liên quan trực tiếp đến ngành học của bạn.
Sau mỗi bậc học, bạn được nộp OPT 12 tháng (ví dụ: sau đại học bạn làm OPT, thì sau khi học thạc sĩ xong bạn vẫn có quyền làm OPT thêm 1 lần nữa). Nhưng với những ai đã hoàn thành 12 tháng Curricular Practical Training (CPT) thì không được nộp OPT.
Nhớ rằng, bạn luôn phải thông báo cho ISO nếu có thay đổi về công việc, giờ làm, nghỉ phép, hoặc nghỉ việc. Sau khi OPT hết hiệu lực, bạn có 60 ngày để chuẩn bị việc rời khỏi Mỹ, nhận I20 từ chương trình học mới, hoặc chuyển đổi thể loại visa.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Phải nộp bản dịch công chứng cho các tài liệu trong hồ sơ xin cấp visa Úc
8 đại học Australia rút thư mời nhập học của du học sinh
Australia sẽ áp trần tuyển du học sinh với các đại học
Niagara College Canada miễn phí xét đơn và giảm yêu cầu đặt cọc để cấp thư mời nhanh
Tại sao bạn nên chọn du học Singapore?
BÀI VIẾT MỚI NHẤT