HỌC TẬP TẠI ĐỨC

Nước Đức là một trong những Quốc gia có nhiều Sinh viên Quốc tế nhất. Nhiều Trường Đại học danh tiếng, Chương trình học phong phú là nền tảng cho thành công của bạn!

Do vậy, để có được sự thành công khi du học tại Đức các bạn cần phải có sự chuẩn bị tốt và thỏa mãn được các vấn đề của du học tại Đức đặt ra như bạn cần phải đạt những điều kiện gì, tìm nơi học phù hợp như thế nào…vv.

Điều kiện học Đại học tại Đức

Sau đây là các quy định, hướng dẫn và thông báo dành cho Học sinh, Sinh viên có Bằng Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam:

Quy định hiện hành (và được áp dụng cho Sinh viên thi đỗ Đại học năm 2014 và những năm trước đó)

Yêu cầu điều kiện như sau:

1. Tốt nghiệp Trung học Phổ thông và thi thành công kỳ Thi tuyển sinh Đại học do Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức (với tổng điểm thi tối thiểu là 15 điểm (tính ba môn thi xét Đại học, không nhân hệ số, không cộng điểm khuyến khích) và không môn thi nào dưới bốn (04) điểm và đã trúng tuyển vào hệ Đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được công nhận thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.

2. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và học thêm thành công bốn (04) Học kỳ Đại học chính quy thì có thể được
a) chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành, hoặc
b) chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.

3. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.

4. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và thi chuyển tiếp lên Đại học thành công (Học kỳ thứ 5) thì có thể được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.

5. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II và xác nhận của Điều phối viên DSD thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.

 

Hướng dẫn dành cho Học sinh thi Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2015 hay năm 2016

Yêu cầu điều kiện như sau:
1. Tham gia và đỗ Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2015 hay 2016 tại một cụm thi do một Trường Đại học chủ trì với các môn thi Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn tự chọn.
Tại Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 24 điểm (tính bốn môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không cộng điểm khuyến khích) và không môn thi nào dưới bốn (04) điểm.
Trúng tuyển vào hệ Đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được công nhận,
thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
2. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và học thêm thành công bốn (04) Học kỳ Đại học chính quy thì có thể được
a) chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành, hoặc
b) chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.3. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.4. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và thi chuyển tiếp lên Đại học thành công (Học kỳ thứ 5) thì có thể được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.5. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II và xác nhận của Điều phối viên DSD thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành. 

Hướng dẫn dành cho  Học sinh, Sinh viên cần thi lại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 hay năm 2016

Nếu không đỗ hay không đạt yêu cầu trong các kỳ thi Đại học hay các Kỳ thi THPT Quốc gia trước đó và cần thi lại hay thi thêm Đại học hay Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 hay năm 2016, yêu cầu đối với các Sinh viên này không khác những Học sinh thi Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 và năm 2016:

  • Tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2015 hay 2016 tại một cụm thi do một Trường Đại học chủ trì với các môn thi Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn tự chọn phù hợp.
  • Tại Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 24 điểm (tính bốn môn thi nêu trên, không nhân hệ số, không cộng điểm khuyến khích) và không môn thi nào dưới bốn (04) điểm.
  • Trúng tuyển vào hệ Đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được công nhận,

thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.

Hướng dẫn dành cho Học sinh thi Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 hay trở về sau

Yêu cầu điều kiện như sau:

1. Học sinh tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2017 hay trở về sau cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

a) Tham gia và đỗ Kỳ thi THPT Quốc gia với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn phù hợp (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Không chấp nhận dùng Chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ.
b) Tại Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.
c) Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam,thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
2. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và học thêm thành công bốn Học kỳ Đại học chính quy thì có thể được
a) chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành, hoặc
b) chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.
3. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
4. Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và thi chuyển tiếp lên Đại học thành công (Học kỳ thứ năm) thì có thể được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.
5. Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II và xác nhận của Điều phối viên DSD thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.

Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2019

Do Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 dự kiến sẽ không có thay đổi nhiều so với Kỳ thi THPT Quốc gia các năm 2017 và 2018, nên điều kiện cơ bản cho năm 2019 khả năng lớn cũng sẽ không thay đổi:

  • Tham gia thi với ba môn thi độc lập và ba môn thi trong tổ hợp tự chọn phù hợp
  • Tổng điểm thi sáu môn trên ≥ 36 điểm
  • Không môn thi nêu trên < 4 điểm
  • Có ít nhất 4 môn thi nêu trên ≥ 6 điểm

Thông báo trước cho mọi người biết để chuẩn bị được tốt.

Vài lưu ý

Để nộp Hồ sơ thẩm tra APS, đối với những ai vừa tham gia thi Kỳ thi THPT Quốc gia xong, bên cạnh Đơn, lệ phí (150 USD) và các Giấy tờ đơn giản khác chỉ cần nộp:

  1. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận Tốt nghiệp THPT hay tương đương.
  2. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận kết quả thi Kỳ thi THPT Quốc gia.
  3. Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy báo trúng tuyển Đại học hay tương đương.
  • Chứng chỉ tiếng Đức hay kết quả TestAS không cần thiết phải nộp trong Hồ sơ APS. Tuy nhiên các Trường Đại học Đức sẽ yêu cầu Chứng chỉ tiếng Đức và kết quả TestAS khi nộp Hồ sơ xin nhập học.
  • Để thẩm tra được nhanh, nên nộp Hồ sơ thẩm tra càng sớm, càng tốt: Trước tháng hai năm sau, sau khi thi Kỳ thi THPT Quốc gia.
Nên dịch công chứng theo các bước sau:

  1. Sao chứng thực bản chính Hồ sơ cần dịch tại các UBND cấp Phường, Xã trở lên.
  2. Dịch công chứng Hồ sơ đã được sao chứng thực này sang tiếng Anh hay tiếng Đức tại một Văn phòng dịch thuật công chứng hoặc các Phòng Tư pháp cấp Quận, Huyện trở lên.Tức mỗi bản dịch công chứng sẽ có một bản sao chứng thực được giáp lai lại.

Điều kiện học Cao học tại Đức

Yêu cầu cơ bản để được học Cao học tại Đức là phải Tốt nghiệp Đại học.

Bên cạnh đó còn có nhiều yêu cầu phụ khác, như:

  • Tốt nghiệp Đại học Ngành phù hợp.
  • Điểm Tốt nghiệp Đại học.
  • Tốt nghiệp Đại học xếp loại như thế nào.
  • Hình thức Tốt nghiệp Đại học.
  • Kinh nghiệm thực tế.
  • Các Chứng chỉ khác (GMAT, GRE v.v…)
  • Khả năng ngoại ngữ v.v…

Do các điều kiện phụ luôn thay đổi theo từng Khóa học Cao học và cả theo từng năm học, nên không thể nói trước được các yêu cầu cụ thể như thế nào đối với một Khóa học nên điều này cần phải tham khảo cho từng Khóa học.

Thỏa mãn yêu cầu được học Cao học không đồng nghĩa với việc đương nhiên được nhập học ngay lập tức vào năm đầu tiên của Khóa học Cao học: Có thể Học viên cần phải làm những bài kiểm tra bổ sung, cần học bổ sung những kiến thức còn khuyết hay các hình thức khác.

Điều kiện đối với Chương trình Dự bị Đại học

Một Học sinh Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam, trước khi được chấp nhận vào học tại một Trường Đại học tại Đức, về nguyên tắc, phải vượt qua kỳ “Thi đánh giá chất lượng tương đương” (Feststellungsprüfung – FSP).

Về trình độ Văn hóa, chỉ những người đã Tốt nghiệp Trung học Phổ thông Việt Nam, đã trúng tuyển vào hệ Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam được tham gia Feststellungsprüfung.

Các Trường Dự bị Đại học tại Đức (Studienkolleg) có các Chương trình chuẩn bị cho kỳ thi Feststellungsprüfung này.

Kỳ Feststellungsprüfung cho một Trường Đại học (Universität, Technische Universität) có khác so với kỳ Feststellungsprüfung cho một Trường Đại học Khoa học Ứng dụng (Fachhochschule):

Các Trường Dự bị Đại học Đức hiện có tổ chức thi tuyển rộng rãi tại Việt Nam

Các Chương trình tương tự Dự bị Đại học miễn phí tại các Trường Đại học Công lập Đức:

Chương trình FOKuS của Trường Đại học Tổng hợp Ulm

Yêu cầu đối với các Chương trình dạy bằng tiếng Anh

Tại Đức có nhiều Trường Đại học tổ chức các Chương trình Quốc tế khác nhau dạy bằng tiếng Anh. Những Chương trình này được nhiều Sinh viên Quốc tế lựa chọn. Loại hình Học tập này thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Sinh viên Ngoại quốc cũng như Sinh viên Đức có định hướng hoạt động Quốc tế sau khi học xong. Chương trình bao gồm những Chương trình cho Sinh viên bắt đầu vào Đại học và những Chương trình Đào tạo Cao học và cả Sau Đại học. Ngoại trừ một số ít ngoại lệ thì Ngoại ngữ được dùng để giảng dạy ở những Chương trình này chủ yếu là tiếng Anh, đặc biệt là ở những học kỳ đầu tiên.

Đặc điểm chính của loại hình đào tạo này là:

  • Trình độ cao
  • Giảng dạy bằng tiếng Anh (điều kiện chi tiết về trình độ Ngoại ngữ được trình bày trong bản miêu tả của từng Chương trình)
  • Chương trình học được tổ chức rất chặt chẽ
  • Bằng cấp Tốt nghiệp được Thế giới công nhận
  • Được học tiếng Đức trước và trong thời gian của Chương trình
  • Được trợ giúp và tư vấn đặc biệt về mặt Chuyên môn và Xã hội của các Giáo sư và trợ giảng, được chia thành nhóm nhỏ để học tập v.v…
  • Được đi thăm và thực tập ở các Trường có Chương trình Hợp tác Đại học ở các nước khác
Trong nhiều Chương trình học loại này có đến 50 % Sinh viên là người Đức tham gia với mong muốn được sử dụng thành thạo tiếng Anh và hoàn thiện cũng như nâng cao kỹ năng giao tiếp Quốc tế thông qua các chuyến thăm và thực tập ở các Trường Đại học nước khác. Tại đây có giới thiệu khái quát về loại hình đào tạo này cũng như các Chương trình Quốc tế khác. Để có được thông tin chính xác và đầy đủ về điều kiện và phương thức xin nhập học, thời hạn và thủ tục đăng ký xin nhập học, cần liên hệ trực tiếp với Chương trình. Những Trường này có quyền và chịu trách nhiệm trực tiếp về việc tuyển sinh. Thí sinh được tuyển chọn dựa trên tiêu chí về kết quả học tập. Điều kiện tiên quyết về ngoại ngữ cho đa phần Chương trình loại này là tiếng Anh với Chứng chỉ TOEFL 550 điểm hoặc tương đương. Mặc dù hầu hết các Trường đều đòi hỏi thí sinh phải có TOEFL, nhưng trong thực tế thì Trường nào cũng công nhận các loại Bằng tương đương thông dụng ở nhiều Châu lục khác nhau.
(Nguồn: DAAD)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook