MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CÁC LOẠI VISA ĐẾN BA LAN

Hiểu thế nào cho đúng về Visa Ba Lan thông qua các ký hiệu trên Visa? Thời hạn của các loại Visa như thế nào?

Trong thời gian qua, ADC nhận được nhiều câu hỏi xung quanh Du học Ba Lan và Visa Ba Lan. Trong bài này, ADC sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến việc cấp visa Ba Lan như sau:

  • Mục đích cấp visa của lãnh sự quán Ba Lan,
  • Làm thế nào để tính thời gian ở Schengen trên cơ sở visa Schengen,
  • Các nước nào thuộc (không thuộc) khối Schengen,
  • Thời hạn có giá trị của visa khác thời hạn người được cấp ở trên cơ sở visa ra sao,
  • Visa có thể kéo dài hay không.

1. Làm thế nào để nhận biết mục đích cấp visa là gì?

Trên visa được cấp, có một chữ số mô tả mục đích cấp visa (tiếng Ba Lan: „cel wydania”).

Cụ thể như sau:

“01” – du lịch;

“02” – thăm thân;

“03” – thi đấu thể thao;

“04” – kinh doanh;

“05” – làm việc trong thời hạn không quá 6 tháng trong vòng 12 tháng tiếp đó trên cơ sở giấy chứng nhận ý định thực hiện công việc đã đăng ký ở phòng lao động cấp huyện (powiatowy urzad pracy);

“06” – làm việc trên cơ sở các giấy tờ khác với giấy chứng nhận về ý định cấp việc cho người nước ngoài, ví dụ như giấy phép lao động;

“07” – tiến hành các hoạt động văn hóa hay tham gia hội nghị được tổ chức có liên quan tới hoạt động văn hóa;

“08” – thực hiện nhiệm vụ công tác của chính quyền nước ngoài hay của một tổ chức quốc tế;

“09” – học đại học bậc một (= cử nhân), đại học bậc hai (= thạc sĩ) hay đại học phối hợp hai mức trên hoặc làm nghiên cứu sinh (= tiến sĩ);

“10” – tham gia đào tạo nghề;

“11” – theo học ở các dạng khác hay học không chính khóa (ví dụ các khóa sau PTTH, học tại chức);

“12” – hoạt động giảng dạy;

“13” – nghiên cứu khoa học hay các nghiên cứu phát triển;

“14” – chữa bệnh ở Ba Lan;

“15” – đoàn tụ với công dân thành viên Liên minh Châu Âu, các nước thành viên Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) – các bên tham gia Khối Kinh tế Châu Âu (Europejski Obszarz Gospodarczy) hay Liên bang Thụy Sĩ (Konfederacja Szwajcarska) hoặc ở cùng với họ;

“16” – tham gia một chương trình trao đổi văn hóa hay giáo dục, chương trình giúp đỡ nhân đạo hay chương trình hoạt động trong hè, hoặc khi Ba Lan là một thành viên tham gia chương trình ấy;

“17” – đến Ba Lan với tư cách thành viên gần nhất của gia đình hồi cư về Tổ Quốc (repatriant);

“18” – sử dụng quyền do sở hữu thẻ „Người Ba Lan” (Karta Polaka);

“19” – hồi cư về lại Tổ Quốc (repatriacja do Polski);

“19a” – đến Ba Lan với cương vị người thân gần nhất của gia đình đang ở Ba Lan trên cơ sở giấy cho phép định cư có được vì có thẻ „Karta Polaka”;

“20” – sử dụng quyền được bảo vệ trong một giai đoạn (ochrona czasowa);

“21” – đến Ba Lan vì lý do nhân đạo, do lợi ích của nhà nước hay do các cam kết quốc tế của Ba Lan;

“22” – tạm cư với mục đích đoàn tụ gia đình;

“23” – khi visa xuất với một mục đích khác các điểm nêu trên.

Nói chung, cả visa Schengen lẫn Ba Lan có thể được cấp để thực hiện các mục đích trên. Ngoại lệ là các vấn đề liên quan tới các vấn đề tỵ nạn (azyl), hồi cư (repatriacja) và dùng các quyền liên quan với việc có thẻ „Karta Polaka” – khi đó bạn có thể chỉ được cấp visa Ba Lan (wiza krajowa).

2. Cách tính thời gian ở khối Schengen trên cơ sở visa Schengen như thế nào?

  • Việc tính thời gian ở khi có visa Schengen có thể làm bạn bối rối. Như đã biết visa Schengen cấp cho người nước ngoài định ở Ba Lan hay các nước khối Schengen (với ra vào một hay nhiều lần) có giá trị đến 90 ngày trong vòng 180 ngày tiếp đó.
  • Thời gian trên cần phải tính ngược lại – nghĩa là, nếu hôm nay là ngày 7/10/2016 thì bạn phải tính lùi lại 180 ngày và kiểm tra xem có bao nhiêu ngày trong số 180 ngày cuối cùng này bạn đã ở trên lãnh thổ khối Schengen (nghĩa là ở mỗi nước thuộc khối này, kể cả Ba Lan). Cứ mỗi lần bạn tính ngược 180 ngày như thế thì tổng số ngày bạn đã ở trên lãnh thổ khối Schengen trong vòng 180 ngày đó không được vượt quá 90 ngày. Nếu bạn ở quá 90 ngày cho phép thì có thể chịu các hậu quả nặng nề (ví dụ như bị cấm vào).
  • Công dân của một số nước (ví dụ như Brasil) được áp dụng ngoại lệ với cách tính trên, thông tin xem trên trang của Ủy ban Châu Âu (Komisja Europejska).
  • Cần nhớ là ngày vào được tính như cả một ngày (ví dụ như bạn vào khối lúc 23h59 thì người ta coi là bạn đã ở cả ngày đó). Cũng vậy, ngày rời khối cũng được tính là cả ngày (ngay cả khi bạn xuất cảnh lúc 23h59.

3. Các nước nào thuộc (không thuộc) khối Schengen?

  • Khối Schengen không trùng với lãnh thổ Liên minh Châu Âu (UE).
  • Các nước UE thuộc khối Schengen là: Áo, Bỉ, Czech, Đan Mạch (không kể Greenland và Quần đảo Faeroe), Estoni, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp (không kể phần đất Athos), Tây Ban Nha, Hà Lan, Litva, Lucxemburg, Latvia, Malta, Đức, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovaki, Slovenia, Thụy Điển, Hungari, Ý.
  • Các nước ngoài UE nhưng thuộc khối Schengen là: Na Uy (không kể Spitsbergen và Quần đảo Gấu), Iceland (Băng Đảo), Liechtenstein và Thụy Sỹ.
  • Các nước UE không thuộc Schengen: Síp, Bungari, Ireland, Rumani, Anh và Croatia.

4. Thời hạn visa khác thời hạn ở ra sao?

Visa cấp có giá trị trong một thời hạn nhất định (xem trên visa), nhưng thời gian được ở có thể ngắn hơn (cũng xem trên visa). Ví dụ visa có giá trị một năm nhưng thời gian cho ở chỉ có 6 tháng. Nếu ở vượt quy định thì khi đó việc ở là không hợp pháp có thể kéo theo các hậu quả (trục xuất hay cấm vào lại..). Bao giờ cũng phải tự kiểm tra như mục 2 đã nêu trên!

5. Có thể kéo dài visa ở Ba Lan hay không?

Nói chung, việc kéo dài visa ở Ba Lan chỉ có thể kéo dài trong các hoàn cảnh đặc biệt.

1. Bắc buộc phải kéo dài visa Schengen

  • Thời hạn visa hay thời gian ở quy định ở đó có thể được kéo dài nếu bạn chứng minh là do hoàn cảnh không lường trước (hay do lý do nhân đạo) bạn không thể rời Ba Lan trước thời hạn quy định. Cần nhớ là các lý do phải khách quan.
  • Ví dụ như bạn sẽ không được kéo dài nếu nói là bạn nhận được việc làm, hay do vé quay về trong tuần sau đó sẽ rẻ hơn…vv.

2. Kéo dài visa Ba Lan

Có thể kéo dài thời hạn visa có giá trị hay thời hạn ở nếu bạn thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Lý do công việc hay cá nhân rất quan trọng, hay do hoàn cảnh nhân đạo không cho phép bạn rời đúng hạn;
  • Sự kiện là nguyên nhân xin kéo dài là ngoài ý muốn, không dự kiến trước được ở thời điểm nộp dơn xin visa;
  • Không có gì chứng tỏ bạn có mục đích khác;
  • Không có các hoàn cảnh do đó chính quyền phải từ chối cấp visa.
  • Visa Ba Lan hay thời hạn có thể được kéo dài nếu bạn đang ở bệnh viện, hay tình trạng sức khỏe không cho phép đi lại, khi ấy bạn có thể ở đến khi trạng thái sức khỏe cho phép ròi Ba Lan.
  • Visa Ba Lan chỉ được kéo dài một lần.

NHV (theo http://www.migrantservice.pl/single-post/2016/10/07/Wizy-do-Polski—najcz%C4%99%C5%9Bciej-zadawane-pytania )

ADC là Đại diện tuyển sinh của các trường Đại học của Ba Lan tại Việt Nam

Liên hệ:

Mọi thông tin chi tiết về Du học Ba Lan và thủ tục Visa Ba Lan, vui lòng liên hệ với ADC để được hỗ trợ:

Tel.: 024-3972 1123   I  HOTLINE: 0967 799 588  I   Email: adctuvanduhoc@gmail.com   I   Website: www.adcduhoc.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook