NẾU MUỐN PHỎNG VẤN VISA DU HỌC MỸ THÀNH CÔNG

Phỏng vấn visa là bước quan trọng nhất và cũng là bước khó nhất trong quy trình chuẩn bị đi du học Mỹ của sinh viên quốc tế.

Vượt qua “cửa ải này cuối cùng” này, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội tuyệt đối để đến Mỹ du học và ngược lại. Do đó, mỗi đương đơn phải chuẩn bị nội dung thật kỹ cho thủ tục mang tính quyết định này. Nếu bạn có ý định du học Mỹ trong thời gian tới hay bạn đã có Lịch hẹn Phỏng Vấn của Đại Sứ Quán Mỹ hoặc Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam, những thông tin và Video Clips dưới đây sẽ giúp bạn thành công trong buổi Phỏng vấn Visa tại  “10 điều cần ghi nhớ nếu muốn phỏng vấn visa F1 thành công” được biên soạn bởi Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA):

  1. Chú ý đến những điều khiến bạn trở về nước

Theo luật pháp của nước Mỹ, visa du học Mỹ được xem là một loại visa không định cư. Chính vì vậy, đương đơn buộc phải thuyết phục được viên chức lãnh sự rằng mình chắc chắn sẽ trở về nước sau khi khóa học kết thúc. Cụ thể, các bạn hãy thoải mái liệt kê ra những mối liên kết giữa bạn với đất nước mình, chẳng hạn như nơi cư trú hiện tại, gia đình, công việc ổn định, tài sản tích lũy hoặc kế thừa, triển vọng tài chính và các khoản đầu tư, v.v … Khi bạn càng có nhiều mối ràng buộc với đất nước của mình, sự nghi vấn của Lãnh sự quán sẽ càng bị thu hẹp lại.

Trong một số tình huống phỏng vấn, nếu bạn là sinh viên tiềm năng, nhân viên phỏng vấn có thể hỏi thêm về mục tiêu giáo dục, dự định việc làm trong tương lai, cấp bậc, kế hoạch dài hạn và triển vọng nghề nghiệp ở nước bạn. Đặc biệt, đương đơn cũng đừng quên trình bày rõ về kế hoạch du học Mỹ của mình, trong đó việc trở về nước là một chi tiết không thể thiếu.

  1. Chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn visa bằng tiếng Anh

Theo như dự kiến thì đương đơn sẽ phải vượt qua một cuộc phỏng vấn visa du học Mỹsẽ được tiến hành bằng tiếng Anh, chứ không phải bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Cho nên, bạn hãy dành thời gian để luyện tập đối thoại bằng tiếng Anh với người bản xứ từ trước. Riêng với những bạn đến Hoa Kỳ chỉ để học tiếng Anh chuyên sâu, đừng quên chuẩn bị một phần diễn giải thuyết phục với chủ đề tiếng Anh hữu ích như thế nào đối với bạn cũng như đối với đất nước của bạn.

  1. Nói về bản thân

Đừng mang nhắc đến cha mẹ hoặc những người trong gia đình bạn quá nhiều trong cuộc phỏng vấn visa du học Mỹ của mình. Viên chức lãnh sự muốn phỏng vấn bạn chứ không phải gia đình bạn. Do đó, hãy chuẩn bị một đoạn văn nói giới thiệu về bản thân để ghi điểm. Một ấn tượng tiêu cực được tạo ra nếu bạn không chuẩn bị để tự phát ngôn. Chỉ riêng với là trẻ vị thành niên ghi danh chương trình trung học Mỹ, các bạn mới là đối tượng cần nhắc đến cha mẹ nhiều trong khi trả lời các câu hỏi của viên chức lãnh sự quán, thường là xoay quanh vấn đề tài chính.

  1. Hiểu biết về chương trình đào tạo đã chọn

Nếu bạn không thể nói rõ lý do bạn ghi danh vào một chương trình đặc biệt ở Hoa Kỳ, bạn có thể không thành công trong việc thuyết phục viên chức lãnh sự rằng bạn thực sự có kế hoạch đi học, chứ không phải đi di dân. Thêm vào đó, bạn cũng trau dồi thêm kiến thức về những ngành nghề cụ thể liên quan đến chuyên ngành mà bạn có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp.

  1. Hãy ngắn gọn

Do khối lượng đơn đăng ký nhận được rất lớn, tất cả các viên chức lãnh sự đang chịu áp lực thời gian đáng kể để tiến hành các cuộc phỏng vấn nhanh chóng và hiệu quả. Do đó, bạn nên trình bày các vấn đề một ngắn gọn và xúc tích nhất có thể, đây cũng là một cách để gây được những ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn. Bên cạnh đó, ấn tượng đầu tiên cũng rất quan trọng. Do đó, bạn nên sắp xếp các ý sao cho hợp lý để biết phải nói về điều gì trước và đi vào đúng vào vấn đề.

  1. Tài liệu bổ sung

Khi nói về một vấn đề nào đó như thành tích hoạt động ngoại khóa hay đam mê của mình, bạn có thể đưa ra thêm những chứng nhận hay bằng khen để tăng tính thuyết phục. Ngoài ra, những tài liệu bổ sung dưới dạng văn bản viết thường không có tác dụng gì nhiều trong trường hợp này, bởi các viên chức lãnh sự không có nhiều thời gian để đọc chúng, hãy nhớ rằng bạn chỉ có 2-3 phút phỏng vấn visa.

  1. Cơ hội làm việc tại nước nhà sau khi du học

Những người nộp đơn từ các quốc gia có vấn đề kinh tế hoặc từ các quốc gia mà nhiều sinh viên ở lại Hoa Kỳ với tư cách là người di dân sẽ gặp nhiều khó khăn khi xin thị thực. Theo thống kê, các ứng viên từ các nước này có nhiều khả năng sẽ được hỏi về cơ hội việc làm tại nước nhà sau khi họ học tại Hoa Kỳ.

  1. Làm thêm

Mục đích chính của bạn khi đến Mỹ phải là học tập chứ không phải là để có cơ hội làm việc dù là ở thời gian trong khóa học hay sau khi tốt nghiệp. Nếu sinh viên buộc phải làm việc bên ngoài trường trong quá trình học tập, việc làm đó phải xuất phát từ mục đích chính là hoàn thành yêu cầu của chương trình đào tạo chuyên ngành. Bên cạnh đó, những công việc tình nguyện và làm việc bán thời gian trong học xá trường là những hoạt động được phép.

  1. Người phụ thuộc tại Việt Nam

Nếu khi đi du học, bạn có để lại vợ/chồng và con cái (nếu có) ở lại đất nước của bạn, hãy chuẩn bị phương pháp hỗ trợ tài chính khác cho họ khi bạn vắng mặt. Đây là một lưu ý sống còn, vì nếu viên chức lãnh sự có cảm giác rằng các thành viên trong gia đình của bạn sẽ cần bạn chuyển tiền về từ Mỹ để tự nuôi sống bản thân, đơn xin cấp visa du học của bạn chắc chắn sẽ bị từ chối.

       10. Giữ thái độ tích cực

Trong buổi phỏng vấn, đương đơn không nên khơi mào cho bất kỳ cuộc tranh luận nào với viên chức lãnh sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook