THỬ MỘT LẦN MƠ VÀO HARVARD!

Ừ, cứ thử một lần mơ (vào Harvard), xem sao! Cũng phải nhắc lại rằng, tiêu chuẩn tuyển chọn của Harvard tuyệt đối không chú ý sinh viên (SV) có đủ điều kiện tài chánh hay không, mà là người đó thực sự có năng lực và triển vọng không. Thậm chí, ủy ban tuyển chọn của Harvard (Admission Committee) có thể còn thấy thích thú hơn với những bằng chứng cho thấy sinh SV đã vượt qua những khó khăn (trong đó có khó khăn tài chánh) để tốt nghiệp trung học và “dám” nộp đơn vào Harvard. Vậy, Harvard tìm kiếm những ai, và tiêu chuẩn tuyển chọn của họ là gì?

/image1/Du hoc My/Harvard2.jpg
Harvard cần gì ở những ứng viên?

Đương nhiên thành tích học tập ở trung học là quan trọng, nhưng Hardvard cũng rất chú ý đến những cá nhân thực sự năng động, sáng tạo và có sức mạnh cá tính. Đối tượng để Harvard chọn lựa rất đa dạng. Có những học sinh (HS) có học bạ “rất đẹp”, có thành tích hoạt động cộng đồng đáng nể. Cũng có HS lại đặc biệt xuất sắc trong những lĩnh vực hẹp, cả trong môn chính khóa lẫn hoạt động ngoại khóa. Lại có những HS thể hiện năng lực phi thường trong lĩnh vực nghiên cứu. Tất cả đều có thể đạt được ước mơ của mình (vào Harvard) nếu HS đó chứng tỏ được mình “khác người khác” và thuyết phục được ủy ban tuyển chọn.

Thống kê cho thấy rằng, HS-SV được tuyển chọn vào Harvard thường nằm trong top 10-15% đầu của lớp. Như vậy, nếu một HS đang nằm trong nhóm này, học sinh ấy có quyền “mơ” rồi! Ngoài ra, “lý lịch học tập” bậc trung học của những bạn này luôn cho thấy ý chí nghiêm túc, nỗ lực làm việc trong suốt nhiều năm trung học. Những HS này luôn chọn những chương trình học có tính đòi hỏi cao từ thời trung học.

/image1/Du hoc My/Harvard1.jpg

Một ví dụ cụ thể, nếu HS không bao giờ chọn môn học AP (Advanced Placement) trong suốt 04 năm trung học thì rõ ràng đã không chịu “thể hiện sự nỗ lực học tập, chinh phục khó khăn, vượt lên nhóm bạn đồng trang lứa”. Vì sao? Chính những môn AP là một hình thức “tự phân loại” của HS. AP là môn học tự chọn và môn AP luôn đòi hỏi nỗ lực học tập cao hơn từ HS. Những HS tự chọn học nhiều môn AP qua các năm, trong thực tế, luôn có trình độ và năng lực vượt trội so với HS không hề chọn học môn AP nào cả.

Một cách lý tưởng (nhưng không phải con đường duy nhất bắt buộc), HS nên học bốn năm trung học ở Mỹ với những chương trình học tập đòi hỏi cao nhất có thể có được tại trường. Chương trình học đó nên bao gồm 4 năm học English (có tập trung vào kỹ năng viết), 4 năm Maths, 4 năm Science (Biology, Chemistry, Physics) và những môn AP khoa học, 3 năm History và 4 năm học thêm một ngoại ngữ khác. Tuy rằng Harvard không định ra một ngưỡng cố định (thành tích học tập) bắt buộc phải có để nộp đơn vào Harvard hay “cầu may” cơ hội được tuyển chọn, nhưng các số liệu thống kê cho thấy trình độ của ứng viên (UV) được tuyển chọn vào Harvard thuộc loại rất…”dữ dội”:

* GPA: 3,8 (tối thiểu)

* SAT: điểm đạt trong khoảng 600 – 800 (lớn nhất) cho mỗi phần thi của SAT (gồm 3 phần)

* Thuộc top 10 -15% trong lớp.

Điều đó có nghĩa, nếu UV có thành tích “khiêm tốn” hơn số liệu thống kê ở trên thì có thể sẽ có ít cơ hội được tuyển chọn.
Tính cạnh tranh của Harvard

Chỉ có 6% (2.188/34.950) số UV nộp đơn được mời phỏng vấn; 76% (1.611/2.188) số UV phỏng vấn được chính thức tuyển chọn. Như vậy, chỉ chưa đầy 5% (1.611/34.950) số UV nộp đơn được thành công (nghĩa là “đậu” vào Harvard). Tỷ lệ “chọi” là 1:20. Có đến 10.9% là SV quốc tế. Điều đó cho thấy không phải Harvard là “cái gì đó” quá xa vời với HS không phải từ Mỹ. Điều đó có đáng thúc đẩy để các bạn trẻ ước mơ không?
Harvard giúp gì được cho SV?

Trong niên khóa 2010-2011, 61% SV Harvard được nhận học bổng. Số còn lại không nhận học bổng không phải vì họ “dở” mà vì điều kiện kinh tế gia đình dư sức trang trải cho chi phí học tập. Harvard không cấp học bổng cho “nhóm khá giả” này. Trong số các tân SV Harvard được nhận học bổng năm học 2011-2012, phần tài trợ của Harvard và các tổ chức khác (để trang trải học phí) là 77%. 23% còn lại được “giải quyết” bởi sự chi trả của cha mẹ và thu nhập của SV từ việc làm thêm (việc làm do Student Employment Office (SEO) giới thiệu).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PhoneHotlineZaloZaloMessengerFacebook