Có nhiều Phụ huynh, Học sinh và người thân ở Mỹ quan tâm đến Du học Mỹ cho người thân đang ở Việt Nam sang sống hoặc định cư tại Mỹ dạng bảo lãnh đi Du học hoặc Định cư tại Mỹ.
ADC xin gửi đến các Quý vị về các vấn đề quan tâm dưới đây để tham khảo các truờng hợp phù hợp.
Mình đang học cấp 3 PTTH tại Việt Nam và có Bố định cư (Có thẻ xanh) ở Mỹ được 5 năm. Vậy, ông có khả năng bảo lãnh mình sang đó sống hoặc du học được không? Nếu không, thì cần phải thêm điều kiện gì mới bảo lãnh được?
Trả lời:
Trước hết bạn cần phân biệt sự khác biệt giữa Công dân Mỹ và Thường trú nhân (Người có thẻ xanh) bảo lãnh cho thân nhân đến định cư tại Mỹ
Công dân Mỹ có thể bảo lãnh cho vị hôn thê, hôn phu, vợ chổng trong thời gian rất ngắn; bảo lãnh con độc thân hoặc đã lập gia đình; bảo lãnh cha mẹ và anh chị em. Thường trú nhân (người có thẻ xanh) chỉ có thể bảo lãnh vợ chồng con độc thân chưa lập gia đì̀nh.
Thường trú nhân có thể bảo lãnh:
- Vợ/ chồng
2. Con chưa có gia đìnhThường trú nhân không thể bảo lãnh cho con đã có gia đình nên con được bảo lãnh của thường trú nhân phải là độc thân trong suốt thời gian người bảo lãnh là thường trú nhân. Nếu con được bảo lãnh có gia đình khi người bảo lãnh vẫn là thường trú nhân thì hồ sơ bảo lãnh sẽ bị hủy bỏ.
Thường trú nhân bảo lãnh cho Vợ/Chồng
Thường trú nhân phải thực hiện các tiến trình giống như là một công dân Hoa Kỳ kết hôn tại Việt Nam trước khi nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình. Sau khi có giấy chứng nhận kết hôn, thường trú nhân phải nộp hồ sơ bảo lãnh cho vợ/chồng của mình với Sở Di Trú (USCIS). Tuy nhiên, việc bảo lãnh này phải chờ đợi theo ưu tiên F2A như trên lịch chiếu kháng (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có trách nhiệm quyết định số chiếu khán (visa) được cấp trong mỗi tháng, cho mỗi diện bảo lãnh, và cho từng quốc gia). Vui lòng kiểm tra lịch chiếu kháng hàng tháng để biết thời gian chờ cho hồ sơ bảo lãnh của quí vị.
Theo đó, Thường trú nhân Mỹ (Người có thẻ xanh) sẽ bảo lãnh được người thân theo diện F2A và F2B:
- Diện F2A: vợ/chồng và con < 21 tuổi còn độc thân: thời gian chờ đợi khoảng 1-2 năm..
- Diện F2B: con > 21 tuổi còn độc thân: thời gian chờ đợi khoảng 7-8 năm (Tùy thời điểm)
Bây giờ, Bố bạn có thể nộp đơn xin bảo lãnh bạn theo diện F2A or F2B, sau khi Bố bạn thi lấy Quốc tịch Mỹ xong thì gửi bổ xung (đến USCIS hoặc NVC) và hồ sơ của bạn sẽ dược chuyển sang diện F1, thời gian đợi khoảng 5-6 năm.
Tôi đã tốt nghiệp đại học và đi làm được 2 năm. Tôi có Chú ruột đang sinh sống ở Mỹ và muốn tôi sang bên đó du học. Hiện tôi chưa có bằng TOEFL. Xin hỏi trường hợp của tôi có thể du học ở Hoa Kỳ được không? Tôi có hỏi những trung tâm tư vấn du học, họ bảo ít nhất phải có bằng TOEFL hay TOEIC và gia đình ở Việt Nam phải có tài chính dồi dào. Điều này có phải cần thiết không? Vì tài chính gia đình tôi chỉ thuộc dạng trung bình khá.
Trả lời:
- Thông thường điểm TOEFL là một trong những điều kiện đầu vào của các trường đại học Mỹ dành cho sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, nếu chưa đủ trình độ tiếng Anh, bạn vẫn có thể theo học chương trình ESL trước khi nhập học chính khóa tại trường hoặc học Chương trình đào tạo của tại các Truờng Cao Đẳng Cộng Đồng Mỹ mà không có yêu cầu về Tiếng Anh khi tuyển sinh. Ngoài ra, du học sinh hoặc gia đình phải chứng minh có đầy đủ điều kiện tài chính để chi trả tất cả các chi phí liên quan trong thời gian du học trong năm đầu.
Tôi muốn đi du học Hoa Kỳ, do ông bà tôi ở Hoa Kỳ bảo lãnh. Ông tôi còn đi làm, bà tôi đã nghỉ hưu thì có đủ điều kiện bảo đảm cho tôi học không? (tiền trong ngân hàng của ông bà hoàn toàn đủ để chi trả cho tôi học)
Trả lời:
- Người đứng ra bảo trợ tài chính cho anh/chị cần điền bộ đơn I-134 và cung cấp các giấy tờ liên quan (bảng lương, thuế thu nhập, kê khai tài sản…) theo đơn và theo những yêu cầu riêng của trường. Các giấy tờ trên nhìn chung phải thể hiện tình hình tài chính của người thân bảo đảm hỗ trợ được tiền học phí, các chi phí ăn ở sinh hoạt cho toàn bộ chương trình học.
Tôi có con trai đang học lớp 12 và muốn cháu đi du học tại Tacoma (Bang Washington) vì gia đình chúng tôi có người thân bên đó. Nghe nói trong trường hợp đang học lớp 12 mà đi du học sẽ phải học lại bậc trung học thêm 3 năm mới tốt nghiệp có đúng không? Trong trường hợp tốt nghiệp trung học bên này và sau đó mới xin đi du học thì có vào thẳng bậc ĐH hay không?
Trả lời:
- Có nhiều chương trình đào tạo lớp 12 tại Hoa Kỳ dành cho học sinh quốc tế. Du học sinh có thể tham gia các chương trình trao đổi văn hóa để được học tại các trường công lập hoặc xin nhập học vào PTTH tư thục nếu không muốn thông qua chương trình trao đổi văn hóa. Ngoài ra du học sinh còn có thể lựa chọn hệ thống cao đẳng cộng đồng kép có chương trình hoàn tất PTTH cho du học sinh quốc tế. Độ tuổi du học sẽ tùy thuộc vào trường.
- Khả năng được học tiếp tục chương trình lớp 12 hay phải học lại ít nhất một năm phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ và học lực của học sinh. Trường sẽ có yêu cầu điểm số các kì thi kiểm tra trình độ Anh ngữ như TOEFL, SLEP hoặc IELTS hoặc kì thi do chính trường tổ chức để xếp lớp cho du học sinh. Một số du học sinh phải mất một khoảng thời gian học Anh ngữ tại trường trước khi học các môn học chính khóa. Sau khi tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam, học sinh có thể tiếp tục bậc đại học ở Hoa kỳ nếu đáp ứng được tất cả điều kiện nhập học do trường đưa ra. Tuy nhiên, học sinh đang học lớp 12 tại Việt Nam và có độ tuổi từ 16 tuổi có thể lựa chọn vào học Chương trình Kép Cao Đẳng Cộng Đồng để có thể được chuyển tiếp lên Đại học một cách dễ dàng.
Khi du học tự túc ở Mỹ thì chứng minh tài chính của sinh viên ở phía Việt Nam hay thân nhân ở Mỹ, hay cả hai phía đều phải chứng minh tài chính? Trường hợp thân nhân ở Mỹ không phải là cha mẹ, anh chị em ruột, mà là bà con được không?
Trả lời:
- Người bảo lãnh tài chính cần phải điền bộ đơn I-134 chứng minh về khả năng tài chính của mình và có thể là bất kỳ ai, miễn là bảo đảm được khả năng chu cấp đầy đủ học phí, chi phí ăn ở và các chi phí khác cho người được bảo lãnh du học cho đến khi tốt nghiệp.
- Nếu cả hai phía đều cùng đứng ra bảo lãnh tài chính cho người đi du học thì cả hai phía đều cần điền đầy đủ thông tin yêu cầu từ bộ đơn I-134 (Tham khảo chi tiết dưới đây).
Bảo lãnh tài chính I-134
Luật Mỹ đòi hỏi các trường đại học phải duyệt xét để xác định khả năng tài chính của bạn hoặc gia đình bạn để tài trợ cho việc học hành và sinh sống của bạn ở Mỹ trước khi bạn được cấp Mẫu I-20 hay Mẫu IAP-66 (cho J-1 Visitor Exchange). Bạn cần Mẫu nhập học I-20 này để được cấp chiếu kháng với tư cách du học sinh (F-1 Student Visa) và được nhập vào nước Mỹ để du học. Nếu bạn không nộp đủ giấy tờ chứng minh khả năng tài chính (Mẫu I-134), bạn có thể bị từ chối không được cấp Mẫu I-20 hay IAP-66 mặc dù bạn hội đủ tiêu chuẩn học vấn và có thể đã được chấp thuận cho học.
Tuy nhiên, luật Mỹ cũng cấm cấp những mẫu I-20 hay IAP-66 cho sinh viên nếu không được thâu nhận vào học. Do đó điều trước tiên bạn phải làm là hội đủ điều kiện học vấn và gởi hồ sơ học trình và văn bằng đến trường bạn chọn học.
Mẫu I-134
Mẫu I-134 là một tờ cam kết của người thân nhân đứng đơn cam đoan sẽ bảo trợ tài chính cho người du học sinh trong suốt khoảng thời gian học ở Mỹ. Nếu người thân nhân này ở Mỹ, thì tờ cam kết này phải được thị thực chử ký (notarized) ở Mỹ. Nếu nghười thân nhân đó ở ngoài nước Mỷ, mẫu I-134 phải đươc thị thực bởi Tòa Ðại sứ hay Tòa Lãnh sự Mỹ.
Cung cấp dữ kiện
Người đứng đơn phải nộp 2 bản cung cấp đầy đủ những dữ kiện về lương bổng và nguồn tài trợ, bằng cách cung cấp những giấy tờ sau đây
- Chứng nhận của ngân hàng hay cơ quan tài chính của thân nhân đang ký gởi ngân khoảng với những chi tiết như tài khoản và thời gian ký gởi
- Chứng nhận của công ty hoặc cơ quan bạn đang làm việc về tình trạng việc làm và lương bổng của bạn
- Hoặc nếu người thân nhân làm nghề tự do (chẳng hạn như là tiểu thương) và ở Mỹ, họ phải nộp giấy thuế của 2 năm trước
- Nếu người thân nhân có công trái phiếu, phải liệt kê số danh mục, loại và tên của người thừa hưởng
Em đang là sinh viên năm 2, dự định du học tự túc tại Mỹ. Gia đình em có hồ sơ bảo lãnh do bác em bảo lãnh. Việc này có ảnh hưởng nhiều đến việc xin visa không (vì em chưa hiểu việc người thân bảo lãnh có phải là người thân ruột thịt hay họ hàng xa)? Khi đăng ký xin phỏng vấn, mình có phải nộp đầy đủ giấy tờ luôn hay đợi đến ngày phỏng vấn mới đem theo trình lãnh sự? Nếu trường hợp thứ hai xảy ra, tức Tổng lãnh sự không có thời gian xem xét và kiểm tra lại thông tin khai báo việc có bảo lãnh hay không, làm sao Tổng lãnh sự biết được độ chính xác của thông tin mình khai? Việc em có hồ sơ do bác em bảo lãnh, em nên khai khi nào, hay chỉ nói miệng khi Tổng lãnh sự hỏi đến?
- Hồ sơ do bác bảo lãnh có tên em và ngày sinh của em nên chắc chắn sẽ được lưu trong hệ thống quản lý thông tin trên máy tính, do vậy theo nguyên tắc, Tổng Lãnh sự quán Mỹ phải biết em đang có hồ sơ bảo lãnh khi em nộp đơn xin visa du học.
- Khi đăng ký phỏng vấn em không phải nộp giấy tờ trước mà chỉ cầm theo khi đi phỏng vấn thôi, tuy nhiên điều này cũng không giấu được việc em đang có hồ sơ bảo lãnh. Khi viên chức phỏng vấn hỏi đến em cũng sẽ phải trả lời sự thật.
- Việc em đang có hồ sơ bảo lãnh định cư có thể ảnh hưởng đến hồ sơ xin visa du học Mỹ của em vì mục đích định cư tại Mỹ của em đã rõ ràng, trong khi người nộp đơn xin visa du học Mỹ được yêu cầu phải chứng minh là phải quay về Việt Nam sau khi học xong thì mới được cấp visa du học.
Em đang học tại Việt Nam và trình độ tiếng Anh còn yếu. Liệu em có thể đi du học tại Mỹ được không? Em có người nhà ở Mỹ có thể bảo lãnh cho em đi du học Mỹ được không?
Trả lời:
- Trình độ Tiếng Anh là một trong những điều kiện cần thiết khi xét tuyển để được chấp nhận vào Chương trình. Tuy nhiên, bạn có thể đăng ký học một Khóa Tiếng Anh tại Mỹ trước khi vào học chương trình chính.
- Có khả năng chứng mình nguồn tài chính du học từ bố mẹ hoặc người thân cũng là một điều kiện quan trọng. Nếu bạn có người thân tại Mỹ, có nghề nghiệp ổn định và có khả bảo lãnh thì cần phải cung cấp được các giấy tờ thể hiện khả năng bảo lãnh tài chính cho bạn trong suốt quá trình học tại Mỹ.
Tham khảo các diện bảo lãnh sang Mỹ sinh sống hoặc học tập
Luật di trú của Hoa Kỳ cho phép một công dân Hoa Kỳ hay một thường trú nhân Hoa Kỳ trên 21 tuổi đứng ra làm đơn bảo lãnh cho thân nhân của mình.Công dân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh cho vợ chồng, con cái, cha mẹ và anh chị em.
- Vợ chồng, con cái (dưới 21 tuổi) và cha mẹ của công dân Hoa Kỳ được gọi là Immediate Relatives (Người thân trực hệ). Tên viết tắt của diện này là IR – Diện này không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm. Trong diện IR này không có Derivative (người đi theo hay còn gọi là người tháp tùng). Do đó, công dân Hoa Kỳ khi nộp đơn bảo lãnh phải nộp đơn riêng biệt cho từng người một.
- Công dân Hoa Kỳ cũng có thể bảo lãnh con cái trên 21 tuổi, con cái đã lập gia đình ở mọi lứa tuổi và anh chị em. Diện này không phải diện Người thân trực hệ. Diên này bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm.
- Con cái độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ thuộc diện Family First Preference (Ưu tiên gia đình 1). Tên viết tắt là F1. Con cái đã lập gia đình ở mọi lứa tuổi thuộc diện Family Third Preference (Ưu tiên gia đình 3). Tên viết tắt là F3.
- Anh chị em của công dân Hoa Kỳ thuộc diện Family Fourth Preference (Ưu tiên gia đình 4). Tên viết tắt là F4. Vì diện F1 đòi hỏi con phải độc thân nên không thể có vợ hay chồng đi theo. Tuy nhiên, diện F1 có thể có con dưới 21 tuổi đi theo nếu con chưa lập gia đình.
Về phần diện F3 và F4 thì vợ hoặc chồng hoặc con cái dưới 21 tuổi còn độc thân của những người được bảo lãnh theo diện F3 và F4 được đi theo người bảo lãnh chính (Principal Beneficiary).
Thường trú nhân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh cho vợ chồng, con cái dưới hoặc trên 21 tuổi nhưng phải còn độc thân.
Vợ chồng hoặc con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ thuộc diện Family 2A Preference (Ưu tiên gia đình 2A). Tên viết tắt là F2A. Thường trú nhân Hoa Kỳ có thể làm đơn bảo lãnh riêng cho vợ hay chồng của mình và cho mỗi đứa con còn độc thân dưới 21 tuổi của mình. Con cũng có thể là người đi theo khai trong cùng đơn với người cha hay người mẹ được bảo lãnh.
Con cái độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân Hoa Kỳ thuộc diện Family 2B Preference (Ưu tiên gia đình 2B). Tên viết tắt là F2B. Diện F2B này không thể có vợ hay chồng. Do đó, diện này không có vợ hay chồng đi theo. Những người được bảo lãnh theo diện F2B không được lập gia đình cho đến khi có thẻ xanh hay cho đến khi đặt chân đến để sinh sống hoặc học tập tại Mỹ. Tuy nhiên, diện này có thể có con còn độc thân dưới 21 tuổi đi theo. Đó là trường hợp của những người có con ngoại hôn chẳng hạn.
Hai diện F2A và F2B cũng bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm giống như các diện Ưu tiên gia đình khác.
Trong tất cả trường hợp, con cái của những người con còn độc thân dưới 21 tuổi đi theo người được bảo lãnh chính không được đi theo vì không được kể trong đơn bảo lãnh.
Xin lưu ý là diện Ưu tiên gia đình có thể thay đổi. Khi một người thường trú nhân trở thành công dân, người được bảo lãnh sẽ tự động chuyển diện qua diện Immediate Relative (Người thân trực hệ), F1 hay F3.
Khi một người con của thường trú nhân đúng 21 tuổi, người con đó sẽ từ diện F2A trở thành diện F2B và do đó chờ được cấp visa lâu hơn. Khi một người con của thường trú nhân kết hôn, người con đó sẽ bị khước từ không cho nộp đơn xin visa diện F2A hay F2B nữa vì thường trú nhân chỉ được phép bảo lãnh con còn độc thân.
ADC là Đại diện tuyển sinh của các trường Mỹ, để biết thêm thông tin chi tiết về Chương trình và Du học Mỹ, vui lòng liên hệ (bản đồ chỉ dẫn) với ADC tại:
Số 56 Phố Lạc Nghiệp (56/283 Đường Trần Khát Chân cũ), Hai Bà Trưng, Hà Nội và các văn phòng ADC tại các tỉnh thành phố.
Vui lòng Điền thông tin vào đây để được tư vấn Miễn Phí!