Tại Mỹ, có nhiều lựa chọn về việc làm bán thời gian tại trường đại học trong suốt năm học đầu tiên. Đối với việc đi làm thêm trong khi còn đi học, luật lao động Mỹ cho phép…
….Du học sinh tại Mỹ có thể làm việc tại trường đại học tối đa 20 giờ mỗi tuần và trong các kỳ nghỉ thì được phép làm toàn thời gian.
Ở Mỹ, có đến hơn 78% sinh viên đi làm thêm khi còn đang học đại học. Hơn nữa, theo thống kê của một số nghiên cứu ở Mỹ gần đây, sinh viên vừa học vừa làm với thời gian khoảng 20h/tuần trở lại thường có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên không làm thêm. Sinh viên Việt Nam tại Mỹ không gặp quá nhiều vấn đề khó khăn trong việc xin việc so với sinh viên du học tại các quốc gia khác. Bởi thứ nhất, nền kinh tế Mỹ rất mạnh, do đó nhu cầu lao động ở Mỹ cũng rất cao. Thứ hai, vì bản chất đa chủng tộc của Mỹ cũng như vị trí dẫn đầu của Mỹ trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay mà Mỹ không những thường xuyên cần một nguồn lao động trình độ cao mà còn phải đa dạng và phong phú, và sinh viên nước ngoài du học ở Mỹ chính là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu này. Nói vậy không có nghĩa là sinh viên không hề gặp một trở ngại nào trong việc tìm việc. Muốn được các công ty tuyển và bảo lãnh về Visa, bạn phải học thật giỏi và rất năng nổ trong các hoạt động. Một số ngành nghề đang khá được ưa chuộng ở Mỹ và dễ xin Visa là: tài chính – ngân hàng, y tá, bác sĩ, và nghiên cứu hoặc trợ giảng ở các trường đại học.
Đối với việc đi làm thêm trong khi còn đi học, luật lao động Mỹ cho phép Du học sinh tại Mỹ có thể làm việc tại trường đại học tối đa 20 giờ mỗi tuần và trong các kỳ nghỉ thì được phép làm toàn thời gian. Luật này áp dụng cho các sinh viên bậc Đại học cả ở năm thứ nhất và năm thứ hai. Nhiều sinh viên nhận thấy tốt hơn nên sử dụng thời gian cho việc thực tập hoặc đào tạo thực tế để họ có thể làm việc nhằm đạt được tín chỉ của trường đại học với công việc có liên quan đến ngành học. Gần như là từng trường đại học, thậm chí là các trường không tọa lạc tại những thành phố lớn, đều có các sinh viên hết mình giúp đỡ sinh viên yên tâm thực tập. Ngoài ra, mọi trường đại học Mỹ còn có các hoạt động ngoại khóa nhằm cung cấp kinh nghiệm công việc thực tế.
Nhiều sinh viên còn có lựa chọn khác để tích lũy kinh nghiệm học tập của mình thông qua học kỳ hoặc các chương trình giao lưu và du học hè được tổ chức bởi hầu hết các trường đại học cũng như các trường học nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, các sinh viên có visa F-1 có thể xin Đào tạo Thực hành Tùy chọn (OPT) để họ có thể làm việc trong lĩnh vực được chọn trong khoảng 12-24 tháng sau khi tốt nghiệp.
Một vài công ty có thể tài trợ cho các sinh viên có Visa làm việc tạm thời H1-B để họ có thể tiếp tục ở lại Mỹ với điều kiện họ làm việc cho công ty đó. Hầu hết các trường học Mỹ đều có phòng dịch vụ việc làm với những nhân sự chuyên nghiệp tập trung vào việc giúp đỡ sinh viên trong việc chuẩn bị sơ yếu lý lịch, hướng dẫn kỹ năng phỏng vấn xin việc và giúp họ có được cơ hội làm việc.
Sinh viên quốc tế cũng có thể làm việc ở bên ngoài trường nếu có sự cho phép của viên chức đại diện trường hoặc đăng ký với Cục Di trú Mỹ. Luật pháp Mỹ cố ý hạn chế việc sinh viên nước ngoài đi làm ngoài trường đến mức tối đa. Sinh viên quốc tế mang Visa F1 và J1 không được quyền đi làm ngoài trường Đại học, trừ trường hợp bạn xin làm thực tập (pratical training – internship) hoặc có giấy phép đặc biệt. Do đó những bạn nào có ngân sách hạn hẹp và cần đi làm nhiều giờ để lo trang trải chi phí khi đang học thì rất cần lưu ý đến điều này, tránh không vi phạm pháp luật và khả năng bị ảnh hưởng đến việc xét Visa trong lần kế tiếp.
Việc làm thêm ở trong trường đại học hay ở các công ty bên ngoài thông thường đều được quảng cáo qua hiệp hội sinh viên. Nếu bạn thực sự cần phải có một công việc để trang trải chi phí cuộc sống thì bạn hãy đăng ký thật nhiều vị trí, từ việc bán hàng, làm ở quán bar, lau chùi nhà vệ sinh, rồi quản trị bởi tất cả những công việc này đều mang lại thu nhập và kinh nghiệm thực tế cho bạn. Các công ty quảng cáo thường tổ chức đêm sinh viên ở các câu lạc bộ hay quán bar và đăng tin tuyển dụng qua Facebook. Hãy tìm cách tham gia và gửi email cho họ. Các công ty này thường cần đến những việc tương đối nhẹ nhàng nhưng cũng có thêm thu nhập như phát tờ rơi, gửi thư quảng cáo…vv.
Việc làm ở quán Bar là công việc phổ biến nhất cho sinh viên nhất là ở những thị trấn có đông giới trẻ hay sinh viên. Nếu có thể, bạn nên trải nghiệm việc này trước khi vào đại học, có thể chỉ một tháng hay lâu hơn thì càng tốt. Như vậy, sau này bạn sẽ có cơ hội được tuyển dụng hơn gấp 10 lần người khác.
Một số sinh viên thì thường lo ngại việc làm thêm nhiều giờ sẽ ảnh hưởng đến việc học, nhưng trên thực tế, sinh viên làm thêm không phải bỏ sức quá nhiều nên cũng không quá ảnh hưởng trừ khi bạn là sinh viên trường Y. Đa số sinh viên đều có đủ thời gian để vừa học vừa làm, nhất là khi bạn đã trao đổi và thống nhất với người thuê mình về thời gian làm việc. Và tuy rằng có việc làm thêm sẽ giúp bạn sử dụng thời gian một cách có ích hơn nhưng bạn cũng không nên dành quá 15-20h/ tuần để đi làm thêm vì nếu để bản thân luôn luôn phải lo lắng về chuyện tiền nong và phải dành quá nhiều thời gian để kiếm tiền thì bạn khó có thể tập trung học tốt được.
Dưới đây là kinh nghiệm của 1 bạn du học sinh chia sẻ tình hình làm thêm ở Seattle (theo TTVNOL):
1) Làm nhà hàng:
Thường thì các DHS làm chạy bàn cho các quán người Việt, đặc biệt là tiệm phở. Việc cho tip rất là hiếm, chủ thường lấy tất cả số tiền của nhân viên. Hồi còn làm, có cụ bà thấy mình tội quá, dúi 5$ tiền tip vào tay mình, nhưng mà mình vẫn tự giác nộp lại cho bà chủ. Lương thì từ 5$ đến 8$. Chỗ nào ngon thì 9$, có khi đến 10$. Các thương hiệu nổi tiếng ở Seattle là Hương Bình, phở Thân, phở Hòa, phở Cyclo …. Mỗi ngày làm từ 10h đến 12h, ko có break, chỉ cho nghỉ 1 tí để ăn giữa buổi thôi. Nhưng mà đang ăn, mà thấy tiếng chuông gọi, cũng phải bật dậy mà chạy bàn.
2) Việc thứ 2 là đi cắt cỏ hoặc đi làm Xây dựng (Construction):
Làm ngoài trời. Lương thường từ 8-10$. Mưa nắng gió tuyết thế nào cũng phải đi làm. Mùa winter, mình mãi trimming (cắt cỏ bằng máy trimmer) , lạnh quá, nhìn xuống đôi ủng đã đóng băng từ khi nào rùi. Hôm gió to, đang bị trúng gió, nhưng mà vẫn ráng đi mowing ở một cánh đồng bát ngát, gió thổi lồng lộng, mưa lất phất, tự nhiên mình xỉu 1 cái, lăn từ trên đồi xuống, may mà đập vào đâu đó, đau quá nên tỉnh dậy, ko thì nằm xỉu trên cánh đồng hôm đó chắc đột quị quá. Xui nhất vẫn là bị đi chặt cây, phải leo lên cái cây cao cả hàng chục mét mà hok có dây bảo hiểm gì cả, mà cái cây thì trơn tuồn tuột như cái cây dừa ở nhà. Chủ bảo ko cần phải có dây bảo hiểm, vì thuê nó 1 hôm tốn đến 70$. Vậy đó, giá 1 mạng DHS chỉ có 70$ thôi. Còn làm construction, thì nếu làm theo team lành nghề, thì có quyền deal giá, và giá cao, mà làm thì mệt, vì phải làm nhanh gấp đôi. Có hôm mình phải bưng 16 tấn đá làm cái bờ tường, hãi hùng. Nói chung làm 2 cái nghề này đòi hỏi phải khỏe mạnh và lành nghề.
3) Nghề thứ 3 là đi chùi bếp, cũng phải làm theo team, làm từ 7h tối đến 4h sáng. Đi vào các bếp nhà hàng, chùi sạch dầu mỡ, cực kỳ bẩn thỉu. Lương từ 8-10$. Làm xong, thì sáng hôm sau lên lớp chỉ có há mồm ra mà ngủ thui.
4) Đi giao báo: làm từ 3h đến 8h sáng, phải có xe, và mượn SSN của người ta. Lưong cũng cao, thi thoảng cũng bị cảnh sát túm cổ, vì đêm đêm lại thấy thằng nào lại đánh võng giữa đường.
5) Có vô số việc làm khác như giao đậu, làm bánh mì, coi tiệm video… nói chung là rất phong phú.
6) Cái job quan trọng nhất: Làm On campus
Các bạn DHS ráng mà kiếm các job trong campus ý, vừa nhàn, vừa tiết kiệm thời gian, mà lại hợp pháp nữa. Có điều job trong trường rất ít, nên phải kiên nhẫn mới kiếm được, mình chai mặt lắm thì sau 6 tháng mới có chân trong đội Landscaping của trường. Lương trong trường thì từ 8-10$, có nhiều position như trong cafeteria, book store, mail room…Sẽ bị đánh thuế, nhưng yên tâm đi. Cuối năm đi hoàn thuế sẽ cho lại, mà còn cho hơn đấy. Mỗi năm đóng có 150$, mà ông Bush cho lại hơn 600$ lận…vv.
Một nguồn để tìm job nữa là tìm trong trang web này, sau đó lựa nơi bạn ở, sẽ ra 1 list dài, thỏai mái mà chọn thôi: www.craiglist.org